Vốn pháp định là gì? Khái niệm này doanh nghiệp cần phải nắm rõ trước khi đầu tư bởi nó là một trong những điều kiện của một số ngành nghề kinh doanh.
Khái niệm vốn pháp định là gì?
Khái niệm vốn pháp định là gì? được quy định tại điều 4 luật doanh nghiệp 2005. Theo đó, khoản 7 điều 4 luật doanh nghiệp 2005 quy định: “Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có theo quy định của pháp luật để thành lập doanh nghiệp”.
Hiểu một cách đơn giản nhất, vốn pháp định là số vốn tối thiểu một doanh nghiệp phải có trước khi thành lập một doanh nghiệp. Cơ quan có thẩm quyền sẽ ấn định vốn pháp định. Tùy theo từng lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh mà vốn pháp định sẽ khác nhau.
Hiện nay, vốn pháp định không còn là một điều khoản được quy định trong luật doanh nghiệp và chỉ được áp dụng trong một số ngành, nghề. Quy định này nhằm đảm bảo thực hiện đúng theo tinh thần của Hiến pháp năm 2013 với mục đích hiện thực hóa việc tự do trong kinh doanh tất cả các ngành nghề mà pháp luật không cấm.
Những đặc điểm của vốn pháp định
Vốn pháp định chỉ quy định cho một số ngành nghề nhất định, có danh sách kèm theo.
Đối tượng áp dụng của vốn pháp định là các chủ thể kinh doanh, gồm có cá nhân, pháp nhân, tổ chức, tổ hợp tác, hộ kinh doanh cá thể…
Vốn pháp định giúp doanh nghiệp có thể thực hiện tổ hoạt động kinh doanh sau khi thành lập, có thể tránh cũng như phòng trừ được rủi ro.
Giấy xác nhận vốn pháp định sẽ được cấp trước khi có giấy phép thành lập, hoạt động đối với doanh nghiệp.
Vốn góp, vốn kinh doanh theo quy định phải lớn hơn hoặc bằng vốn pháp định.
Ý nghĩa của vốn pháp định
Pháp luật đặt ra quy định vốn pháp định đối với những ngành nhạy cảm như kinh doanh bảo hiểm, bất động sản, ngân hàng… Nó có ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế của đất nước cũng như có sức ảnh hưởng lớn của người dân.
Việc quy định vốn pháp định để các doanh nghiệp chứng minh việc mình đủ tiềm lực về kinh tế để kinh doanh, đảm bảo sự an toàn cũng như quyền và lợi ích chính đáng của khách hàng giao dịch với doanh nghiệp đối với cơ quan Nhà nước.
Cơ quan xác nhận mức vốn pháp định có trách nhiệm giám sát vốn sở hữu doanh nghiệp. Hoạt động này nhằm cảnh báo người tiêu dùng, chủ nợ cũng như có giải pháp quản lý cần thiết nếu như vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp có nguy cơ bị giảm sút dưới mức vốn pháp định nhằm đảm bảo an toàn nguồn tiền, tài sản.
Những ngành nghề kinh doanh yêu cầu vốn pháp định
Mỗi ngành nghề kinh doanh sẽ được quy định số vốn pháp định khác nhau. Cùng điểm mặt một số ngành nghề phổ biến yêu cầu vốn pháp định.
Kinh doanh dịch vụ đòi nợ: Vốn pháp định 2 tỷ đồng
Kinh doanh bán lẻ theo phương thức đa cấp: Vốn pháp định trên 10 tỷ đồng
Kinh doanh bất động sản: Vốn pháp định 20 tỷ đồng
Kinh doanh dịch vụ hàng không: Vốn pháp định 30 tỷ đồng
Kinh doanh hoạt động mua bán nợ: Vốn pháp định 100 tỷ đồng
Kinh doanh dịch vụ sàn giao dịch nợ: Vốn pháp định 500 tỷ đồng
Kinh doanh cảng hàng không, sân bay: Vốn pháp định 100 đến 1.300 tỷ đồng
Kinh doanh chứng khoán: Vốn pháp định 10 đến 165 tỷ đồng
Kinh doanh bảo hiểm sức khỏe: Vốn pháp định 300 tỷ đồng
Kinh doanh dịch vụ vận tải đa phương thức: Vốn pháp định cho ngành, nghề kinh doanh này theo điểm a Khoản 1 Điều 5 Nghị định 144/2018
Doanh nghiệp đa cấp: Quy định về vốn pháp định thế nào?
Kinh doanh bán hàng đa cấp có những đặc thù riêng. Theo đó, điều kiện để doanh nghiệp đa cấp đăng ký hoạt động gồm:
– Doanh nghiệp thành lập tại Việt Nam đúng quy định pháp luật, đăng ký kinh doanh ngành bán lẻ theo phương thức đa cấp.
– Vốn pháp định theo đúng quy định.
– Hàng hóa kinh doanh phù hợp với nội dung ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư.
– Nếu kinh doanh hàng hóa có điều kiện, cần có đủ điều kiện kinh doanh hoặc được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.
– Ký quỹ tại một ngân hàng thương mại đang hoạt động tại Việt Nam.
– Doanh nghiệp có Quy tắc hoạt động, Chương trình đào tạo cơ bản, chương trình trả thưởng không trái quy định.
– Thành viên hợp danh, chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân, thành viên, cổ đông sáng lập, người đại diện theo pháp luật phải là người chưa từng đảm nhiệm các vị trí trương tự tại doanh nghiệp bán hàng đa cấp đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp.
Cát Anh (T/h)