Lo sợ những rủi ro đối với khách hàng, trước lời đề nghị mua lại của Alameda và FTX, Voyager đã từ chối.
Voyager Digital Holdings từ chối FTX
Đế chế tỷ USD Voyager Digital Holdings đã từ chối lời mời sáp nhập của FTX và Alameda Ventures vì Vogager cho rằng việc này sẽ gây tổn hại tới các khách hàng và không làm nên giá trị.
Ngày 22/7, FTX và FTX US đã đưa ra lời đề nghị mua lại toàn bộ tài sản của Voyager (ngoại trừ khoản nợ của 3AC), khách hàng sẽ được nhận lại một phần tài sản có trong tài khoản Voyager thông qua tài khoản mà họ lập trên FTX.
Về phía mình, Bankman-Fried nói rằng đề xuất của anh ấy là giải pháp tối ưu đối với các khách hàng hiện không rút được tiền trên nền tảng Voyager, thay vào đó, họ có thể sử dụng nền tảng FTX khi muốn rút tài sản, thậm chí để đầu tư vào các khoản mới.
Ngày 24/7/2022, Voyager Digital Holdings đệ thư lên tòa án, đồng thời phản ứng đối với FTX. Họ cho rằng những đề nghị như vậy có thể khiến các giao dịch gặp nguy hiểm, nói thêm rằng AlamedaFTX đã vi phạm các nghĩa vụ đối với các khoản nợ trước đó theo quy định của tòa án.
Đại diện của Voyager nói rằng kế hoạch tái cơ cấu doanh nghiệp hợp lý hơn vì sẽ bảo toàn được quyền lợi của khách hàng cũng như số lượng tài sản hiện đang lock ở các sàn giao dịch.
Các luật sư của Voyager cho rằng FTX đang muốn thanh lý tất cả tài sản của Voyager nhằm có lợi cho AlamedaFTX. Họ nói rằng đề xuất này có thể ảnh hưởng đến tài sản của khách hàng, không công bằng đối với các giao dịch của các nhà đầu tư.
Ngày 5/7, Voyager Digital Holdings đã đệ đơn xin phá sản tại Tòa án New York vì không thể hoàn thành nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trị giá 1 tỷ USD sau khi quỹ đầu tư 3AC vỡ nợ với khoản vay 650 triệu USD. Sau đó, Voyager Digital Holdings đã vay 200 triệu USD và 15.000 BTC từ Alameda Ventures Ltd của tỷ phú Sam Bankman-Fried.
Các khách hàng chịu thiệt hại sẽ nhận được 1 phần tài sản tiền điện tử có trên nền tảng, 1 khoản tiền nợ sau khi 3AC thanh toán và cổ phần của Voyager mới tái cơ cấu.
Sự mập mờ giữa Voyager Digital Holdings – FTX – Alameda
Giám đốc điều hành FTX Sam Bankman-Fried sở hữu cổ phần của cả Voyager cùng 2 công ty “chị em” Alameda Ventures Ltd và Alameda Research Ventures LLC.
Theo hồ sơ phá sản của Voyager Digital Holdings, Alameda Research Ltd đang nợ Voyager 377 triệu USD, trong khi đó Alameda Ventures Ltd lại là chủ nợ của Voyager.
Alameda Research Ltd hoàn toàn có thể trả khoản nợ trên cho Voyager nhưng liệu điều đó có ảnh hưởng gì đến hợp đồng vay nợ giữa Voyager và Alameda Ventures Ltd hay không.
Tỷ phú CZ cũng cảm thấy chán nản khi nhìn vào mối quan hệ quá phức tạp, nhập nhằng của các công ty này.
Vào ngày 20/7, Bankman-Fried đang tìm nguồn vốn tài trợ cho FTX và FTX US với trị giá lên 400 triệu USD để nâng mức định giá doanh nghiệp lần lượt là 32 tỷ USD và 8 tỷ USD.
Các quan điểm và ý kiến được thể hiện bởi tác giả, hoặc bất kỳ người nào được đề cập trong bài viết này, chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và chúng không cấu thành lời khuyên về tài chính, đầu tư hoặc các lời khuyên khác.