Thông tin từ Tổng cục thống kê, tổng kim ngạch xuất khẩu trong 7 tháng năm 2021 của ngành dệt may Việt Nam đạt 18,6 tỷ USD, tăng 14,1% so cùng kỳ năm 2020.
Đáng chú ý, theo phản ánh của Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas), đến thời điểm này, hầu hết các DN đã nhận được đơn hàng đến hết năm 2021, thậm chí đủ đơn hàng cho cả quý I, II/2022. Tuy nhiên, dịch Covid-19 đã và đang ảnh hưởng lớn tới hoạt động sản xuất và xuất khẩu của ngành dệt may, nhất là đối với các DN dệt may trong TP Hồ Chí Minh là địa phương đang có dịch bệnh diễn biến phức tạp nhất cả nước.
Về khả năng đạt mục tiêu xuất khẩu 39 tỷ USD trong năm 2021, đại diện một số doanh nghiệp cho rằng, nếu bước sang tháng 9/2021, tình hình dịch bệnh tại khu vực phía Nam được kiểm soát, các DN trở lại làm việc ở trạng thái bình thường thì con số xuất khẩu cả năm nay sẽ đạt khoảng 32 – 33 tỷ USD. Nhưng nếu dịch bệnh còn tiếp tục diễn biến phức tạp thì con số 32, 33 tỷ USD cũng khó có thể đạt được.
Theo tính toán sơ bộ, một doanh nghiệp may với 4.000 lao động ngưng sản xuất, chỉ riêng khoản chi trả công nhân 14 ngày đầu, bình quân là 10 tỷ đồng. Hay 1 doanh nghiệp da giày với khoảng 9.000 lao động, chi phí triển khai các biện pháp phòng chống dịch mất khoảng 1 triệu USD, chưa kể chi phí đầu vào tăng 5-10%. Nhiều lao động bỏ về quê tránh lây lan dịch bệnh và khó khăn trong việc đi lại, di chuyển giữa các địa phương do phong tỏa, giản cách xã hội.
Nếu dịch Covid-19 được kiểm soát vào tháng 9/2021 thì số lượng công nhân dự kiến chỉ đạt 65%. Do đó, thiếu hụt nguồn nhân lực sẽ là thách thức lớn cho ngành dệt may trong quý III và cả quý IV. Bên cạnh đó, tình trạng thiếu container rỗng và chi phí logistics tăng cao sẽ ảnh hưởng đến các DN có đơn hàng.
Theo nhận định của nhiều chuyên gia kinh tế, giải pháp cấp thiết và lâu dài đối với các DN dệt may Việt Nam để ổn định sản xuất vẫn là đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine cho người lao động. Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay, tuyển dụng đủ lao động và người lao động được tiêm vaccine sẽ tạo điều kiện tốt cho DN yên tâm sản xuất, kịp thời giao trả hàng trong thời gian đến cuối năm. Điều này không chỉ giúp nâng cao uy tín của hàng dệt may Việt Nam hiện nay mà còn tạo nguồn lợi nhuận, tạo tiền đề cho sự bứt phá trở lại của ngành này những năm tới.
Trước đó, Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas), cùng 13 hiệp hội khác kiến nghị Chính phủ về việc chống dịch theo điểm, phục hồi sản xuất