Là một trong những sự kiện khét tiếng nhất ngành tài chính, Black Monday trở thành nỗi ám ảnh đối với thị trường chứng khoán toàn cầu.
Black Monday 1987 là gì?
Black Monday hay còn được biết đến với tên gọi “Ngày thứ Hai đen tối” – một sự kiện khét tiếng của ngành tài chính thế giới. Thuật ngữ này còn được sử dụng để chỉ các sự cố khác của thị trường chứng khoán, chẳng hạn như các năm 1929, 2008 và 2020.
Mọi chuyện xảy ra vào ngày 19/10/1987. Giới môi giới tài chính chứng khoán ở New York, London, Hong Kong, Berlin, Tokyo hay bất kỳ thành phố nào trên thế giới đều chán nản nhìn những con số nhảy múa trên màn hình với nỗi sợ hãi bất tận.
Một lực cản tài chính xuất hiện khiến thị trường chứng khoán sụp đổ, các nhà đầu tư lo sợ tháo chạy khỏi thị trường.
Đã có nhiều tin đồn rằng thị trường Mỹ bước vào “mùa đông”, phe “bull” hoạt động từ năm 1982, cựu chủ tịch FED Alan Greenspan đã không nhìn thấy được bất kỳ một sự cảnh báo nào.
Tuyên chiến với lạm phát, ông Alan Greenspan giảm lãi suất kỳ vọng tăng giá đồng USD trong cuộc chơi lạm phát với nhóm kinh tế G7. Thế nhưng, cuộc khủng hoảng tài chính đã xảy ra trên toàn thế giới mà không hề có dự báo trước.
Mọi chuyện đều xảy ra vào thứ Hai.
Các nhà đầu tư lo ngại về tình trạng thâm hụt cán cân thương mại Mỹ và thế giới, chỉ trích Mỹ trong quyết sách với Đức.
Trước đó, năm 1986, nền kinh tế Mỹ chững lại. Một năm sau, thị trường chứng khoán Mỹ đạt được bước tiến nhảy vọt. Cuối tháng 8, những dấu hiệu tiêu cực xuất hiện, thị trường rớt điểm rơi vào tình trạng tụt dốc thảm hại, biên độ giao động giá mở rộng.
Ngày 19/10/1987, một cuộc di cư lớn ở thị trường cổ phiếu bùng nổ.
Sở Giao dịch Chứng khoán New York (NYSE) tự đặt các ngưỡng dừng lỗ (stop loss) cho cổ phiếu và chuyển lệnh tới hệ thống DOT (Designated Order Turnaround) của NYSE.
DOT (Designated Order Turnaround) là hệ thống máy tính điện tử nhằm hỗ trợ hiệu quả giao dịch lệnh. Hệ thống này thường áp dụng với những lệnh có quy mô nhỏ.
Tuy nhiên, vào ngày hôm đó, lượng bán tháo quá lớn đã làm hệ thống máy in của DOT quá tải, rơi vào tình trạng mất thông tin. Các sàn giao dịch không thể theo kịp với khối lượng giao dịch, các nhà đầu tư bắt đầu bán tháo cổ phiếu không cần biết lỗ hay lãi khiến thị trường chứng khoán Mỹ rơi thẳng đứng.
Cơn lốc đỏ ám ảnh nền tài chính
Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones (DJIA) tụt 508,32 điểm, mất gần 22% trong một ngày, 500 tỷ USD bay khỏi sàn giao dịch. Thị trường ở các quốc gia khác trên toàn thế giới cũng sụp đổ theo cùng một kịch bản. Nhiều nhà môi giới bị khủng bố bố, đe dọa thậm chí bắn, giết. Nhiều nhà đầu tư tự giơ súng tự tử vì chứng kiến tài sản của mình ra đi chỉ trong vài giờ đồng hồ ngắn ngủi.
Sự kiện khét tiếng này diễn ra quá nhanh và mạnh đến nỗi làm rung chuyển thị trường kinh tế toàn cầu.
19/10/1987 là ngày đánh dấu sự khởi đầu của một chu trình suy giảm thị trường chứng khoán thế giới, “Ngày thứ Hai đen tối” trở thành một trong những ngày đáng sợ nhất trong lịch sử tài chính.
Ảnh hưởng của cuộc suy thoái đã khiến thị trường tài chính khủng hoảng đặc biệt với ngành bảo hiểm và tiết kiệm – cho vay ở Mỹ. Đến cuối tháng, hầu hết các sàn giao dịch lớn đã giảm hơn 20%. Thị trường Australia giảm 41,8%; Canada 22,5%; Hong Kong 45,8%; Anh 26,4%.
Nền kinh tế bước vào giai đoạn Đại suy thoái.
Sau ngày ám ảnh ấy, Phố Wall đã thiết lập nên cơ chế thị trường để bảo vệ các nhà đầu tư, ngăn chặn sóng bán tháo.
18 tháng sau đó, thị trường chứng khoán Mỹ đã bật tăng trở lại 30% từ mức đáy trong năm 1988 và đạt được đỉnh mới trong 18 tháng, chiến thắng hoàn toàn trước cú xoáy năm 1987. Kể từ đó, hệ thống chứng khoán Mỹ đã có nhiều sự thay đổi về công nghệ và pháp lý.
Zoe