Kinh tế châu Âu đứng trước thách thức chưa từng có khi tốc độ lạm phát chưa có dấu hiệu dừng lại.
Lạm phát tăng cao khiến người tiêu dùng là đối tượng chịu ảnh hưởng mạnh nhất. Giá năng lượng và thực phẩm hàng hóa khiến bảng cân đối chi tiêu của các hộ gia đình trong khu vực Eurozone phình to.
Đồng EUR mạnh có khiến lạm phát thoái lui?
Đồng euro giảm mạnh chứng kiến mức yếu nhất kể từ năm 2002, trong 1 tuần, EUR có giá trị ngang bằng với USD. Đến sáng 23/7/2022, đồng euro mới có tín hiệu nhích lên 1,02 điểm so với USD.
Lạm phát ở Eurozone ở mức 8,6% trong tháng 6 trong bối cảnh cuộc khủng hoảng tại Ukraine tiếp tục ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế khu vực. Các nhà kinh tế của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) nâng dự báo lạm phát ở khu vực Eurozone trong 3 năm tới ở các mức 7,3%, 3,6% và 2,1% tương ứng với 2022, 2023 và 2024.
Tại cuộc họp diễn ra vào ngày 21/7, ECB đã quyết định tăng lãi suất 50 điểm cơ bản, lần tăng đầu tiên kể từ năm 2011, kết thúc thời kỳ lãi suất âm ở Eurozone.
Chủ tịch Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) Christine Lagarde khẳng định sẽ đưa lạm phát mục tiêu về mức 2% trong trung hạn. Tuy nhiên trước dự báo tăng trưởng, các nhà hoạch định cũng đã hạ điểm tăng trưởng của khu vực này trong giai đoạn 2022-2023.
Trước khi xung đột giữa Nga – Ukraine bùng nổ, các nước châu Âu đã phải đối mặt với bóng ma lạm phát và nỗi sợ khủng hoảng năng lượng sau dịch Covid-19. Giá điện, thực phẩm tăng cao, giá cả leo thang khiến chi phí doanh nghiệp và chi tiêu của người dùng trở thành bài toán khó với các nhà lãnh đạo.
Khác với Mỹ, châu Âu nhập khẩu quá nhiều dầu mỏ và khí đốt đến từ Nga. Ảnh hưởng của lệnh trừng phạt, Nga cũng đang khiến châu Âu rơi vào tình cảnh “dở khóc dở cười”.
Chi phí nhập khẩu hàng hóa tăng cao nhưng hàng xuất khẩu rớt giá khiến châu Âu hoang mang lo sợ 1 cuộc khủng hoảng kinh tế sẽ xảy ra.
Về phía Mỹ, chủ tịch FED Jerome Powell hy vọng rằng đồng USD có giá trị mạnh sẽ kiềm chân lạm phát. Các quan chức ECB tin rằng EUR đạt đỉnh giá trị sẽ khiến châu Âu “dễ thở” hơn trước tình cảnh không mấy vui vẻ trước mắt.
Trong động thái mới nhất, EU đã “gỡ nút” lệnh trừng phạt Nga để ngăn chặn một cuộc khủng hoảng năng lượng và lương thực theo đúng nghĩa đen.
Nắm trong tay Nord Stream-1 dẫn khí đốt, Nga dễ dàng chi phối an ninh năng lượng tại châu Âu, có thể gây sức ép lên tâm lý xã hội, chính trị và chính sách của các nước này.
Phụ thuộc năng lượng Nga, EU đang trải qua giai đoạn khó khăn (đặc biệt vào mùa đông) khi áp các lệnh trừng phạt mạnh tay lên Nga kể từ sau khi xung đột với Ukraine bùng nổ.
Theo đó, EU cho phép các doanh nghiệp nhà nước của Nga là Rosneft và Gazpromđược vận chuyển dầu đến các nước thứ 3. Các khoản thanh toán liên quan đến việc mua dầu thô theo đường biển của Nga của các công ty EU sẽ không còn bị cấm vận nữa.
Các quan điểm và ý kiến được thể hiện bởi tác giả, hoặc bất kỳ người nào được đề cập trong bài viết này, chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và chúng không cấu thành lời khuyên về tài chính, đầu tư hoặc các lời khuyên khác.