Các nguồn tin cho thấy, Italy và Intel đang tiến dần đến thỏa thuận về việc đầu tư xây dựng nhà máy chip trị giá 5 tỷ USD.
Thỏa thuận xây dựng nhà máy chip giữa Italy và Intel
Theo BNews, hồi đầu năm, Intel – nhà sản xuất chip của Mỹ công bố kế hoạch đầu tư 88 tỷ USD để tăng công suất tại châu Âu, nơi đang nỗ lực giảm sự phụ thuộc vào với chip nhập khẩu từ châu Á. Và khoản đầu tư vào Italy của Intel nằm trong kế hoạch này.
Kế hoạch của Itel cũng góp phần giải quyết tình trạng thiếu nguồn cung – nguyên nhân gây ra việc cắt giảm sản lượng trong sản xuất ô tô – lĩnh vực mang tính chiến lược của khu vực. Theo các nguồn tin, Chính phủ Italy đang nỗ lực để đạt thỏa thuận vào cuối tháng Tám, trước khi diễn ra cuộc bầu cử sớm dự kiến vào ngày 25/9.
Trước đó, Italy sẵn sàng tài trợ đến 40% tổng mức đầu tư của Intel tại quốc gia của mình. Vốn dự kiến sẽ tăng dần, bắt đầu từ mức 5 tỷ USD ban đầu.
Piedmont và Veneto là hai khu vực phía Bắc của Italy có các địa điểm xây dựng nhà máy bị Intel và chính phủ nước này rút lại. Cho đến nay, quyết định cuối cùng về địa điểm xây dựng nhà máy chưa được đưa ra.
Nhằm đầu tư cho các nhà máy sản xuất chip tiên tiến, theo Đạo luật Chips, Ủy ban châu Âu cho biết, năm nay các khoản đầu tư công và tư bổ sung vào năm 2030 là 15 tỷ euro (15,28 tỷ USD). Trước đó, đơn vị đã công bố về kế hoạch đầu tư công 30 tỷ euro.
Cho đến nay, để thu hút các nhà sản xuất chip và đầu tư vào các ứng dụng công nghệ mới trong lĩnh vực công nghiệp, Italy đã dành ra số tiền 4,15 tỷ euro đến năm 2030.
Vài nét về Đạo luật Chips
Ở một diễn biến khác, theo báo Thanh Niên đưa tin, hồi tuần trước, Đạo luật Chips vừa được Quốc hội Mỹ thông qua. Nó không chỉ bao gồm gói trợ cấp lịch sử 52 tỉ USD để nhằm tăng cường khả năng sản xuất chip trong nước. Trong đó còn đưa ra một cảnh báo quan trọng. Đó là, nhận được tài trợ, các công ty phải hứa không tăng sản lượng chip tiên tiến ở Trung Quốc.
Cụ thể, các công ty này sẽ không được mở rộng vật chất sản xuất chip tiên tiến hơn 28 nanomet (nm) ở Trung Quốc, hoặc tại một quốc gia đáng lo ngại như Nga, trong 10 năm. Đây là loại chip dù đi sau so với các chip tiên tiến khác nhưng vẫn được sử dụng trong sản xuất ô tô, smartphone…
Lệnh cấm còn có cả chip logic, chip nhớ. Trường hợp nhận trợ cấp mà vi phạm, không khắc phục được vi phạm có thể phải trả đầy đủ khoản trợ cấp từ liên bang.
Không chỉ làm gia tăng căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh, điều kiện trên còn ảnh hưởng trực tiếp đến Intel Corp và Taiwan Semiconductor Manufacturing Co (TSMC). Đây là 2 nhà sản xuất chip hàng đầu và họ đã cố gắng xây dựng doanh nghiệp của mình ở đại lục. Vì không thể nâng cấp hoặc mở rộng cơ sở hiện có, TSMC sẽ mất đi một số cơ hội phát triển ở thị trường bán dẫn lớn nhất thế giới.