Một số quốc gia lớn nằm trong Liên minh châu Âu (EU) đang thực hiện thảo luận việc áp giá trần dầu Nga ở mốc 60 USD/thùng.
Những cuộc họp rơi vào bế tắc
Thông tin này được trang tin Bloomberg đưa tin. Theo đó, động thái này nhằm đảm bảo đạt thỏa thuận giữa các nước thành viên và nhóm G7. Theo tìm hiểu, vấn đề áp giá trần dầu Nga ở mức nào tại các cuộc họp cấp liên minh của khối này đã rơi vào bế tắc từ tuần trước.
Theo đó, hiện Ba Lan và các nước Baltic yêu cầu mức giá có thể gây sức ép lớn đối với nguồn thu của Moscow. Theo quan điểm của họ, đề xuất hiện tại với mức tối thiểu 62 USD đang quá cao, không cần thiết.
Trong khi đó, với mong muốn không bị gián đoạn kinh doanh, Hy Lạp và các nước có ngành vận tải biển phát triển lại muốn để ở mức giá cao hơn.
Quan điểm về áp trần giá dầu Nga trong khối EU khác nhau
Các nước trong khối này có những quan điểm khác nhau. Do đó, cuộc thảo luận hiện vẫn đang tiếp tục. Chưa rõ có phải toàn bộ quốc gia nằm trong khối EU và G7 đều sẽ hướng tới hạn trần giá bán dầu Nga ở mức 60 USD hay không.
Nếu EU đặt trần giá ở mức 60 USD thì so với hiện tại vẫn nhỉnh hơn giá dầu Nga một chút. Mục tiêu của mốc này chính là hạn chế được nguồn thu của Moscow, đồng thời đủ cao để Nga vẫn có động lực bán hàng, tránh việc đẩy giá dầu thế giới lên cao.
Nếu mức trần giá này được chấp thuận, hoạt động giao dịch giữa Nga và các nước mua vẫn diễn ra bình thường. Tuy nhiên, nếu trần giá quá thấp thì phía Nga có thể sẽ đe dọa ngừng sản xuất, đồng nghĩa với việc giá dầu trên toàn cầu sẽ tăng vọt.
Bloomberg thông tin thêm, 60 USD vẫn chưa phải là mức giá chính thức được đề xuất và thảo luận rộng rãi. Vấn đề này đã được các nước EU gặp nhau và bàn hàng tuần. Tuy nhiên, việc áp mức giá trần lại không nằm trong chương trình nghị sự chính thức.
Ngoài ra, bất cứ thỏa thuận nào ở cấp liên minh châu lục đều cần được toàn bộ các nước trong khối EU đồng ý. Đặc biệt. với việc áp trần giá thì còn cần sự ủng hộ thêm của G7.
Được biết, EU đang suy xét về việc sẽ thiết lập một cơ chế riêng nhằm đánh giá tình hình. Theo đề xuất của Hy Lạp, nên họp 2 tháng một lần và bắt đầu từ tháng 1/2023 nhằm kịp thời đánh giá thị trường. Nước này cho hay không muốn chỉ vì trần giá mà ngành vận tải biển của mình phải chịu thiệt so với các quốc gia khác.
Các nước G7 hiện đặt mục tiêu áp giá trần với dầu Nga trước thứ hai tuần sau (5/12), đúng với thời điểm lệnh cấm nhập dầu Nga của EU có hiệu lực. Sau khi thông qua trần giá, các dịch vụ liên quan đến việc mua bán dầu Nga sẽ bị cấm, trừ khi giá mua bằng hoặc dưới mức trần.
Trong năm nay, hầu hết nước G7 sẽ ngừng nhập dầu thô Nga kể từ tháng 2/2023.