Doanh thu của sàn giao dịch Huobi dự kiến giảm sâu
Với việc Huobi cắt giảm dịch vụ của mình đối với người tiêu dùng Trung Quốc, người đồng sáng lập của sàn giao dịch tiền điện tử này nói rằng họ cần “vươn ra toàn cầu” để bù đắp cho sự thiếu hụt.
Sàn giao dịch tiền điện tử Huobi dự đoán mức sụt giảm 30% trong doanh thu sau cuộc đàn áp của Trung Quốc trong lĩnh vực tiền điện tử, theo người đồng sáng lập sàn giao dịch Huobi, Du Jun cho biết.
Phát biểu với tờ Financial Times, Jun nói rằng sàn giao dịch đang “trong quá trình ngừng cung cấp dịch vụ cho tất cả người dùng Trung Quốc vào cuối năm 2021.” Sẽ không có người dùng Trung Quốc nào nữa trên nền tảng này […] vì vậy doanh thu của chúng tôi từ [những khách hàng này] sẽ quay trở về con số 0”, anh ấy nói thêm
Để bù đắp cho các khoản lỗ trong doanh thu từ thị trường Trung Quốc, Huobi có kế hoạch mở rộng cung cấp dịch vụ cho các quốc gia khác. Jun nói với FT: “Chúng tôi rất thoải mái khi phát triển ở thị trường châu Á và tự hào khi là người dẫn đầu trong lĩnh vực ở khu vực này, tuy nhiên chúng tôi cần một điểm nhấn mới và để làm được điều đó thì chúng tôi cần phải vươn ra toàn cầu”.
Theo đó, sàn giao dịch đang tìm cách tăng gấp bốn lần số lượng nhân viên của mình từ con số hiện tại khoảng 1.000 nhân viên như là một phần trong nỗ lực mở rộng ra toàn cầu.
Cuộc đàn áp tiền điện tử của Trung Quốc
Vào đầu năm nay, chính phủ Trung Quốc đã bắt tay vào một cuộc đàn áp sâu rộng nhắm vào ngành công nghiệp tiền điện tử của đất nước. Trong bối cảnh các công ty khai thác tiền điện tử bị chính quyền khu vực chỉ đạo đóng cửa, Quốc vụ viện Trung Quốc đã thêm hoạt động khai thác đồng Bitcoin vào danh sách các rủi ro tài chính cần được giám sát.
Vào tháng 5, ba trong số các hiệp hội tài chính và thanh toán của đất nước này đã nhắc lại lệnh cấm của ngân hàng trung ương đối với các công ty tài chính tham gia vào các giao dịch tiền điện tử, đồng thời kêu gọi các nhà đầu tư chống lại các giao dịch tiền điện tử, mô tả đây như là một hoạt động “đầu cơ”.
Chỉ vài ngày sau đó, Huobi thông báo rằng họ sẽ tạm dừng các hợp đồng tương lai, các sản phẩm giao dịch trao đổi và các sản phẩm đầu tư đòn bẩy cho những người dùng mới ở một số quốc gia và khu vực, đồng thời sẽ không còn bán các công cụ khai thác và các dịch vụ liên quan cho người dùng mới ở Trung Quốc đại lục.
Một tháng sau, ngân hàng trung ương kêu gọi các ngân hàng và tổ chức thanh toán Trung Quốc ngừng cung cấp một loạt các dịch vụ tiền điện tử, bao gồm mở tài khoản, giao dịch và thanh toán.
Có 2 lý do đứng đằng sau việc kìm hãm tiền điện tử của Trung Quốc. Thứ nhất, việc khai thác tiền điện tử dựa trên thuật toán “proof-of-work”, thuật toán theo cơ chế đồng thuận của sàn giao dịch Blockchain, có thể ví dụ như đồng Bitcoin là một hoạt động tiêu tốn nhiều năng lượng, với một nghiên cứu vào đầu năm 2021 chỉ ra rằng hoạt động này có thể làm trật mục tiêu của Trung Quốc trong nhiệm vụ làm giảm mức khí thải .
Thứ hai, Trung Quốc đang trong quá trình tung ra đồng tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương, được đặt tên là đồng nhân dân tệ kỹ thuật số hay DCEP, một loại tiền kỹ thuật số tập trung hoạt động dưới sự kiểm soát của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc và Ngân hàng Thương mại. Tiền điện tử, hoạt động một cách tự động mà không có sự kiểm soát của cơ quan quản lý tập trung, đặt ra một thách thức trực tiếp đối với việc áp dụng đồng DCEP trên Trung Quốc đại lục.
Tuy nhiên, lệnh cấm khai thác đồng Bitcoin của Trung Quốc đã không thành công trong việc tiêu diệt tiền điện tử một lần và mãi mãi. Trong bối cảnh khi cuộc đàn áp ban đầu đã khiến cho những người khai thác trong nước phải đóng cửa hoạt động và gây sụt giảm tỷ lệ hàm băm của Bitcoin, nhiều người khai thác đã phải di cư ra nước ngoài. Vào tháng 7, tỷ lệ hàm băm của Bitcoin đã trên đà phục hồi và đến tháng 10, Hoa Kỳ đã vượt qua Trung Quốc, trở thành thị trường khai thác Bitcoin lớn nhất.