Trong báo cáo tháng 12/2020, phía Mỹ cho biết Việt Nam đáp ứng 3 tiêu chí trên nên bị gắn nhãn “thao túng tiền tệ”. Tuy nhiên, đến tháng 4/2021, Mỹ đã gỡ mác này với Việt Nam. Báo cáo hôm nay tái khẳng định Việt Nam không thao túng tiền tệ.
Việt Nam không thao túng tiền tệ, thị trường chứng khoán hưởng lợi
Báo cáo mới nhất của Mỹ khẳng định lại kết luận hồi tháng 4, rằng Việt Nam không thao túng tỷ giá theo Đạo luật 1988.
Với việc Mỹ tái khẳng định Việt Nam không thao túng tiền tệ, thị trường chứng khoán trong nước và nhóm ngành ngân hàng nói riêng cũng sẽ được hưởng lợi.
Bộ Tài Chính Mỹ không xem Việt Nam là nước thao túng tiền tệ và hiện nay hài lòng với các tiến triển của Việt Nam.
Ngày 03/12/2021, Bộ Tài chính Mỹ đã trình lên Quốc hội báo cáo bán thường niên “Chính sách kinh tế vĩ mô và ngoại hối của các đối tác thương mại lớn của Mỹ” trong kỳ đánh giá 4 quý tính đến hết tháng 6/2021.
Cụ thể, Bộ Tài Chính Mỹ cho rằng Việt Nam và Đài Loan đã vượt qua 3 ngưỡng tiêu chí đánh giá thao túng tiền tệ là thặng dư thương mại, tài khoản vãng lai và can thiệp tỷ giá hối đoái, tuy nhiên bộ vẫn không xem Việt Nam là nước thao túng tiền tệ và hiện nay hài lòng với các tiến triển của Việt Nam.
***Điểm tin đầu giờ 8/12 – Xem gì trước giờ giao dịch***
Trong báo cáo tháng 12/2020, phía Mỹ cho biết Việt Nam đáp ứng 3 tiêu chí trên nên bị gắn nhãn “thao túng tiền tệ”. Tuy nhiên, đến tháng 4/2021, Mỹ đã gỡ mác này với Việt Nam. Báo cáo hôm nay tái khẳng định Việt Nam không thao túng tiền tệ.
Tuy nhiên, Mỹ sẽ tiếp tục phối hợp với Việt Nam và vùng lãnh thổ Đài Loan để giải quyết các quan ngại của Washington. Bộ Tài chính Mỹ bày tỏ “hài lòng với tiến bộ mà Việt Nam đạt được tính đến thời điểm này”, trong khi tiếp tục quá trình can dự được khởi động hồi tháng 5 với Đài Loan.
Tỷ giá hối đoái thực hiệu dụng (REER) tăng tương đồng với với việc đồng VND tăng giá so với rổ tiền tệ các đối tác thương mại. Thị trường ngoại tệ một chiều trong năm 2021 không con được ngân hàng Nhà nước tích cực can thiệp như những năm trước. Được thể hiện qua khối lượng mua vào ngoại tệ giảm mạnh so với những năm trước đó.
Giá trị mua vào ước tính cho năm 2021 là 13 tỷ USD so với giá trị mua vào các năm 2020, 2019 theo IMF lần lượt là 16 tỷ USD và 23 tỷ USD), và đã tôn trọng tính chất cung – cầu của thị trường ngoại hối hơn, thể hiện qua 3 lần NHNN hạ tỷ giá chào mua USD.
Theo đó, tính đến ngày 30/11, REER của Việt Nam đã tăng 4,44% YTD, (tương đồng với việc VND tăng giá so với rổ tiền tệ các đối tác thương mại), do nguồn ngoại tệ dồi dào khiến VND tăng giá so với USD (vốn cũng là đồng tiền tăng mạnh từ đầu năm khi kinh tế Mỹ phục hồi tốt, lạm phát cao thúc đẩy FED phát đi tín hiệu đẩy nhanh quá trình bình thường hóa chính sách tiền tệ).
Thông tin này tác động tích cực đến hoạt động điều hành của NHNN và TTCK. Việc Việt Nam tiếp tục không bị Mỹ áp là quốc gia thao túng tiền tệ là yếu tố tích cực, phản ánh những hoạt động ngoại giao, trao đổi và làm việc của NHNN với Bộ Tài chính Mỹ đã mang lại kết quả.
Theo đó, NHNN tiếp tục có dư địa linh hoạt hơn trong hoạt động điều hành chính sách tiền tệ, chính sách tỷ giá nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế một cách hài hòa và hợp lý, không nhằm tạo lợi thế cạnh tranh thương mại quốc tế không công bằng.
Với hoạt động mua vào ngoại tệ của NHNN không bị đánh giá là thao túng tiền tệ, cơ quan này sẽ tiếp tục mua vào tăng dự trữ ngoại hối khi điều kiện khách quan cho phép, và hỗ trợ thanh khoản hệ thống ngân hàng tiếp tục ở trạng thái dồi dào. Theo đó, TTCK và nhóm ngành ngân hàng nói riêng cũng sẽ được hưởng lợi, dù mức độ tác động là không lớn do thông tin này đã được thị trường nhận định và phản ánh từ trước.