Dịch bệnh đã kéo theo lạm phát, tắc nghẽn chuỗi cung ứng và giá năng lượng tăng vọt, và những tác động này có một điểm chung: tiêu cực. Nhưng đây chưa phải là tất cả, ở thời điểm này, đầu năm 2022, các công ty lớn của Mỹ đang hưởng lợi chưa từng có nhờ đại dịch Covid-19.
Bất chấp tình hình căng thẳng của dịch bệnh, các công ty lớn của Mỹ vẫn phát triển rầm rộ. Hơn thế nữa, chính vì dịch bệnh mà các công ty Mỹ có thể phát triển mạnh mẽ chưa từng có.
Hai năm sau khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát, tăng trưởng kinh tế của Mỹ đã trì trệ ngay từ đầu, trong khi đó, các công ty đại chúng của Mỹ đã đạt được thành tích tốt nhất trong lịch sử.
Gần đây, theo Wall Street Journal, tăng trưởng lợi nhuận của các công ty lớn hồi phục với tốc độ tương đối nhanh chóng, vượt quá con số tăng trưởng vào cuối năm 2019, và hiệu suất của các công ty lớn nói chung là tốt hơn so với các công ty nhỏ.
Sự tăng trưởng lợi nhuận của các công ty niêm yết ở Mỹ rất mạnh, và hầu hết doanh thu của công ty đều cao hơn mức trước dịch. Cuộc khủng hoảng thanh khoản mà mọi người lo ngại vào năm 2020 đã không xảy ra, do đó, các công ty đa phần vẫn có tiềm lực tài chính khá tốt. Giá đóng cửa của chứng khoán Mỹ vào năm 2021 gần mức cao kỷ lục, và có ít công ty niêm yết nộp đơn phá sản hơn so với trước đại dịch.
Brian Kloss, giám đốc danh mục đầu tư của Brandywine Global, một công ty con của Franklin Resources, khẳng định, “Ở thời điểm đầu đại dịch COVID-19, nếu bạn yêu cầu chúng tôi phải nhìn về phía trước, chúng tôi không nghĩ chúng tôi dám dự báo về kết quả này. Những gì đang diễn ra khác hoàn toàn với bất kỳ chu kỳ nào khác mà chúng tôi từng chứng kiến”.
Kathy Bostjancic, nhà kinh tế tài chính tại Trường Kinh tế Oxford, nói rằng kế hoạch kích thích kinh tế của chính phủ cung cấp vốn cho các công ty để giúp các công ty giữ chân nhân viên, đồng thời tăng trợ cấp thất nghiệp và hỗ trợ người tiêu dùng trực tiếp cũng góp phần vào tăng trưởng doanh thu của công ty.
Bà chỉ ra rằng mức hỗ trợ tài chính cho các hộ gia đình nhiều hơn so với trước đây, điều này sẽ giúp chi tiêu của người tiêu dùng tăng trở lại, đây là yếu tố thúc đẩy tăng trưởng thu nhập và lợi nhuận.
Phân tích dữ liệu tài chính doanh nghiệp của Wall Street Journal cho thấy sự phục hồi này cũng xuất hiện ở các công ty nhỏ, và rõ ràng hơn ở các công ty lớn. Mặc dù hiện nay, các chủng biến thể mới lan rộng, lạm phát và khủng hoảng chuỗi cung ứng ngày càng gia tăng, nhưng đi kèm với đó là sự không chắc chắn ngày càng sâu. Các công ty lớn thuộc chỉ số S&P 500 ít chịu ảnh hưởng hơn bởi tác động của suy giảm kinh tế trong giai đoạn đầu của dịch và có mức phục hồi nhanh hơn.
Bà Bostjancic nói rằng các công ty lớn lớn hơn có nhiều nguồn lực hơn và có thể dễ dàng giải quyết các vấn đề của chuỗi cung ứng hơn, trong khi các công ty nhỏ khó giải quyết vấn đề này hơn.
Ngoài ra, một số công ty không sống sót sau dịch đã bị mua lại hoặc loại khỏi danh sách chỉ số. Theo dữ liệu từ công ty nghiên cứu New Generation Research Inc., số lượng hồ sơ phá sản đã tăng mạnh vào năm 2020, trong khi số lượng các công ty được tổ chức lại và phá sản vào năm 2021 đã giảm đi rất nhiều, chỉ bằng khoảng 2/3 so với năm 2019.
Trong số các công ty niêm yết có doanh thu từ 100 triệu đến 1 tỷ USD, có 38 công ty phá sản vào năm 2020, cao hơn gấp đôi so với con số trong hai năm trước đó. Số vụ phá sản của các công ty có doanh thu từ 1 tỷ USD đến 10 tỷ USD đã tăng từ 4 vụ vào năm 2019 lên 29 vụ vào năm 2020.