Nhiều khả năng, FED chỉ giảm tốc độ tăng lãi suất nhưng không phải thực sự làm dịu đi cuộc chiến lạm phát vẫn đang chất chứa nhiều căng thẳng này.
Ván cờ đảo ngược lạm phát của “nhà cái” có kết quả thế nào?
Căng thẳng lạm phát được “an thần”
Thị trường dành sự chú ý cao độ tới việc tăng lãi suất chứ không phải là động thái của FED hay là điểm cận của chuyến hành trình này.
Thống đốc Cục Dự trữ Liên bang Christopher Waller nói rằng chính sách hiện thời cần phụ thuộc vào tình hình lạm phát.
“Chúng ta đang ở thời điểm mà chúng ta hoàn toàn có thể nghĩ tới việc giảm tốc, đi chậm hơn. Cho đến khi hạ gục được lạm phát, con đường đó là điểm cuối”, Waller nhấn mạnh.
Bộ Lao động Mỹ chính thức công bố chỉ số CPI tháng 10 tăng 7,7%, đánh dấu tháng đầu tiên kể từ tháng 2 năm nay có mức lạm phát năm dưới 8%, giảm 1,4% so với mức cao nhất trong 40 năm qua là 9,1% vào tháng 6. CPI lõi (không tính năng lượng và thực phẩm) tăng 0,3% so với tháng 9 và 6,3% so với cùng kỳ, thấp hơn so với ước tính tương ứng là 0,5% và 6,5%.
Đó là một thông tin tích cực, nhưng chỉ là một điểm trong báo cáo dữ liệu chung. CPI cần phải được tương tác với các chỉ số báo cáo sau khác đủ để thuyết phục rằng lạm phát đang không bành trướng thêm sự ảnh hưởng nữa.
Theo quan điểm của FED, lạm phát trung bình hàng năm ghi nhận trong tháng 10 mặc dù ở mức 7,7% nhưng vẫn chưa thực sự yên tâm, bởi đây vẫn là con số “quá lớn”.
Ông Waller lưu ý rằng ngay cả khi FED thu hẹp lại biên độ tăng lãi suất thì trong cuộc họp tới đây, hành động ấy vẫn sẽ không dừng lại.
“Chúng ta cần tiếp tục tăng lãi suất, lạm phát sẽ thoái lui trước khi chúng ta thực sự mong muốn về chuyện giảm tốc”. Ông Waller và nhiều người khác đã bị thuyết phục bởi chiến lược này của FED trong cuộc chiến chống lạm phát từng căng thẳng khi CPI chạm “trần” 9,1% vào tháng 6.
FED đang đi đúng hướng bởi lãi suất dù tăng những vẫn đang đi đúng hướng và không phá vỡ bất kỳ quy tắc hay phạm vi nào trước đó.
FED đã tăng 4 lần lãi suất với mức hiện tại là 3,75 bps bắt đầu từ tháng 3/2022. Đây được coi là cú hích lớn đối với nền kinh tế tài chính Mỹ vốn đang dung nhàn hưởng mức lãi suất hỗ trợ gần 0% trong suốt giai đoạn Covid-19 hoành hành.
Buồn vui đan xen
Đi ngược lại quan điểm của Waller, các nhà chính sách không dưới 1 lần cảnh báo rằng việc thắt chặt tiền tệ sẽ đẩy nước Mỹ tới bờ vực suy thoái, ảnh hưởng đến việc làm và lực lượng lao động.
Vào tháng trước, Chủ tịch Ủy ban Ngân hàng Thượng viện Sherrod Brown đã phát đi tín hiệu cảnh báo FED cần cẩn trọng hơn trong chính sách tăng lãi suất hiện thời đến mức hàng triệu người Mỹ gần như mất việc làm và loay hoay trong bảng kế toán tài chính cá nhân phình to vì các khoản vay thế chấp.
Cần phải thừa nhận việc thay đổi chính sách tiền tệ sẽ ảnh hưởng đến mọi điều chỉnh trong tương lai.
Ủy ban thị trường mở liên bang nói rằng “các mức tăng liên tục sẽ là phù hợp nếu chúng ở trong phạm vi”. Nhìn chung, ở hiện tại, còn quá sớm để bàn luận đến câu chuyện khi nào FED tạm dựng việc tăng lãi suất.
Trader_Z
Các quan điểm và ý kiến được thể hiện bởi tác giả, hoặc bất kỳ người nào được đề cập trong bài viết này, chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và chúng không cấu thành lời khuyên về tài chính, đầu tư hoặc các lời khuyên khác.