Điểm tin doanh nghiệp: Doanh nghiệp Việt bứt phá tại thị trường Mỹ
Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp năng động Việt Nam đã tận dụng tốt cơ hội, tìm ra những biện pháp vượt qua khó khăn đồng thời tạo nên bước đột phá mới. Là một nền kinh tế định hướng xuất khẩu, thị trường đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Việt Nam chiếm phần lớn xuất khẩu.
Việt Nam sẽ thu hút nhiều nhà đầu tư hơn khi các nhà sản xuất tiếp tục tái cấu trúc chuỗi cung ứng của họ nhằm giảm tác động của thuế quan của Mỹ đối với Trung Quốc.
Xuất khẩu sang Mỹ tăng trưởng bứt phá, bất chấp dịch COVID-19
Những thành tựu ngoại giao của Việt Nam trong thời gian qua cũng đã giúp hình ảnh và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế được cải thiện rõ rệt. Theo Bộ Công Thương, hàng hóa xuất khẩu sang Mỹ năm 2021 đã tăng trưởng khá ấn tượng.
Tính chung 9 tháng năm 2021, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước tính đạt 240,52 tỷ USD, tăng 18,8% so với cùng kỳ năm trước đặt trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, phải thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp chống dịch ở trong nước thì đây là một nỗ lực rất lớn của các ngành, lĩnh vực.
Các chuyên gia thương mại cũng dự báo từ nay đến cuối năm, cùng với Trung Quốc và Châu Âu (EU), Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam.
Các doanh nghiệp Việt chớp lấy thời cơ, nỗ lực vượt bậc để tái cấu trúc nền kinh tế, đẩy mạnh xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng, đáp ứng các tiêu chuẩn rất cao về chất lượng sản phẩm và quản lý cũng như tăng cường vượt bậc hoạt động đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.
Thành công của doanh nghiệp Việt tại thị trường Mỹ
Là một doanh nghiệp sản xuất gạch ốp lát và sàn gỗ hàng đầu Việt Nam, AMY GRUPO đã đầu tư, phát triển mạnh đội ngũ R&D làm nòng cốt để đột phá về sản phẩm, nghiên cứu, cải tiến, áp dụng và chứng nhận các mô hình quản trị tiên tiến trên thới giới để cải tiến dịch vụ, chứng minh năng lực.
AMY GRUPO xác định nhóm khách hàng mục tiêu khó nhất đối với thị trường nội địa là nhóm khách hàng am hiểu chuyên nghiệp trong ngành như: kiến trúc sư, nhà thầu, chủ đầu tư dự án bất động sản… làm thước đo năng lực doanh nghiệp tại thị trường nội địa.
Với hơn 120 công trình dự án của các nhà phát triển bất động sản như Vingroup, Sun Group, Hilton, Pullman, Lotte, Mường Thanh, Masteri, Hưng Thịnh, Đất Xanh, Vinaconex, Nam Long, An Gia, BRG… và các nhà thầu như Coteccons, Ricons, Newtecons, Hòa Bình, Delta, Ecoba…
Trong 2 năm 2019-2020 AMY đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với nhiều doanh nghiệp Top 10 của ngành vật liệu xây dựng Mỹ và 4 đối tác chiến lược tại Italy, Anh, Hungary, Ba lan.
Theo số liệu Hải Quan Mỹ, AMY GRUPO chiếm 40% gạch ốp lát xuất khẩu vào thị trường Mỹ năm 2020. Với những thành tựu và chất lượng sản phẩm của AMY GRUPO tại thị trường quốc tế, tháng 10/2021, AMY GRUPO vinh dự được tổ chức One World Trade Center, New York, Mỹ đánh giá, trao tặng giải thưởng The Best Luxury Tiles in Asia (Gạch/Tấm ốp lát sang trọng nhất tại Châu Á).
Môi trường kinh doanh hiện nay rất nhiều khó khăn, thách thức nhưng doanh nghiệp đánh giá đúng thực trạng môi trường kinh doanh, có chiến lược, kế hoạch triển khai thích nghi hiệu quả, thiết lập được hệ thống quản lý, xây dựng văn hóa doanh nghiệp thì cơ hội thành công của doanh nghiệp vẫn mở cửa.
Điểm tin doanh nghiệp EVF: EVN Finance nộp hồ sơ niêm yết trên sàn HoSE, lợi nhuận 9 tháng hoàn thành 92% kế hoạch năm
Khấu trừ các chi phí liên quan, EVF báo lợi nhuận trước thuế 9 tháng đầu năm đạt 295 tỷ đồng, tương ứng lãi ròng 238 tỷ đồng, tăng 56% so với cùng kỳ năm 2020.
Cập nhật mới nhất, Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HoSE) đã thông báo nhận được hồ sơ đăng ký niêm yết gần 305 triệu cổ phiếu của Công ty tài chính cổ phần điện lực (EVN Finance, mã chứng khoán: EVF).
Cụ thể, ngày nhận hồ sơ đăng ký niêm yết là 5/10/2021. Hiện tại, cổ phiếu EVF đang giao dịch trên sàn UPCoM kể từ hồi tháng 8/2018.
Về EVN Finance, công ty được thành lập từ năm 2008 với mục tiêu làm đầu mối thu xếp vốn, quản trị vốn cho các dự án thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và các đơn vị thành viên. Hiện, vốn điều lệ của EVF đạt 3.047 tỷ đồng.
Cơ cấu cổ đông, hiện cổ đông lớn nhất tại EVF là Công ty TNHH Tư vấn và Đầu tư Thiên Triều ARIA với việc sở hữu 4,99% vốn, ngoài ra còn có Ngân hàng TMCP An Bình (mã chứng khoán: ABB) sở hữu 4,45% tổng số cổ phần.
Mới đây, EVF đã công bố BCTC quý 3/2021, ghi nhận thu nhập lãi thuần quý 3 đạt hơn 219 tỷ đồng, tăng 24% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên các hoạt động dịch vụ, đầu tư chứng khoán… đều ghi nhận sự giảm sút so với cùng kỳ trong bối cảnh chịu nhiều ảnh hưởng từ đại dịch COVID-19 và xu hướng sideway của thị trường chứng khoán. Kết quả, LNST quý 3 của EVF đạt hơn 89 tỷ đồng, tăng nhẹ 5% so với quý 3/2021.
Nhờ kết quả tốt trong 2 quý đầu năm, EVF ghi nhận thu nhập lãi thuần lũy kế 9 tháng đầu năm xấp xỉ 575 tỷ đồng. Mặc dù lãi từ hoạt động dịch vụ giảm hơn nữa chỉ còn 28 tỷ đồng tuy nhiên hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư đã ghi nhận kết quả rất tích cực với khoản lãi hơn 85 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm trước lỗ gần 2 tỷ đồng.
Khấu trừ các chi phí liên quan, EVF báo lợi nhuận trước thuế 9 tháng đầu năm đạt 295 tỷ đồng, tương ứng lãi ròng 238 tỷ đồng, tăng 56% so với cùng kỳ năm 2020. So với kế hoạch đề ra cho cả năm 2021 (320,8 tỷ đồng LNTT), EVF đã hoàn thành 92% mục tiêu lợi nhuận.
Tính đến thời điểm 30/9/2021, tổng tài sản của EVF đạt 31.908 tỷ đồng, tăng thêm 11% so với đầu năm, trong đó cho vay khách hàng đạt 13.374 tỷ đồng và tỷ lệ nợ xấu nhích nhẹ lên 2,6%.
Phân tích sâu hơn về chất lượng nợ vay, nợ xấu của EVF tại thời điểm cuối quý 3 đã tăng gần 18% so với đầu năm, lên mức hơn 349 tỷ đồng. Trong đó, nợ dưới tiêu chuẩn (nợ nhóm 3) tăng 25% và nợ nghi ngờ (nợ nhóm 4) gấp 31 lần; ngược lại nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5) đã giảm gần 40%.
Được biết trong năm 2021, EVF đã đặt mục tiêu tỷ lệ nợ xấu nội bảng dưới 2%, thấp hơn mức quy định của Ngân hàng Nhà nước là 3%.
***Điểm tin doanh nghiệp: PAN, EVF, VPH bị đình chỉ kinh doanh bất động sản 12 tháng***
Điểm tin doanh nghiệp: Ngân hàng Thế giới gửi thư Thủ tướng Chỉnh phủ kiến nghị về Dự thảo Quy hoạch điện VIII
Mới đây, Ngân hàng Thế giới (World Bank) đã có thư gửi Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường, khí hậu trong bản Dự thảo Quy hoạch điện VIII của Bộ Công thương.
2 khuyến nghị của World Bank cho Việt Nam
Cụ thể, World Bank (WB) đã đề cập đến Nghị quyết số 55 – NQ/TW ngày 11/2/2020 của Bộ Chính trị với Định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Nhằm mục đích đưa ra tín hiệu rõ ràng về cam kết và tiếp tục tham gia của Việt Nam trong thách thức toàn cầu, WB khuyến nghị Việt Nam thực hiện theo hai điều sau.
Thứ nhất, Việt Nam cần đưa ra cam kết rõ ràng về mức phát thải cao nhất và số năm mục tiêu khí nhà kính bằng 0. Điều này sẽ giúp Việt Nam tham gia liên minh toàn cầu về mức mục tiêu khí nhà kính bằng 0 cùng với hơn 130 quốc gia khác. Hơn nữa, điều này sẽ tái khẳng định cam kết của Việt Nam đối với các nỗ lực toàn cầu nhằm ngăn chặn sự nóng lên toàn cầu và chống lại biến đổi khí hậu.
Thứ hai, Việt Nam nên thông báo rõ ràng về việc không xây dựng thêm nhà máy nhiệt điện than mới và đưa ra tán thành với Hiệp ước Năng lượng không sử dụng điện than, mới được đưa ra tại buổi Đối thoại Cấp cao về Năng lượng của Liên Hợp Quốc.
Điều này sẽ cung cấp định hướng rõ ràng trong vấn đề đầu tư và là tín hiệu tích cực cho những người dân đang ngày càng quan tâm đến vấn đề biến đổi khí hậu, sức khỏe và bảo vệ môi trường.
Hiện nay, việc tài trợ quốc tế tư nhân và song phương cho các nhà máy điện than đang chấm dứt, khi các nhà đầu tư nước ngoài tư nhân thoái vốn khỏi điện than. Những nhà đầu tư này đang tìm cách đa dạng hóa danh mục đầu tư năng lượng, cụ thể bao gồm đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tái tạo.
WB sẽ hỗ trợ Việt Nam phát triển năng lượng tái tạo
WB tin rằng việc giảm thiểu carbon sẽ là “chìa khóa” thúc đẩy khả năng cạnh tranh và xuất khẩu của Việt Nam trong tương lai. Các chuyên gia của WB dự đoán thuế carbon có thể sẽ trở thành một điều phổ biến trong thương mại quốc tế trong tương lai gần. Ngoài ra, việc thu hút vốn đầu tư FDI đang phụ thuộc lớn vào sự sẵn có của hệ thống sản xuất ít carbon của nước sở tại.
WB cho biết, năng lượng tái tạo sẽ giúp Việt Nam thu hút nhiều vốn đầu tư FDI hơn, khi mà các tập đoàn lớn đang chú trọng hơn vào chuỗi cung ứng xanh và các sản phẩm xanh.
Bởi các “ông lớn” này muốn đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, cũng như đáp ứng các cam kết toàn cầu trong việc giảm lượng khí thải carbon, ví dụ như thông qua các sáng kiến RE100 hoặc Cuộc đua đến Rezo.
Ngoài tác động khí hậu, quá trình đốt than còn gây ô nhiễm không khí, một trong nguyên nhân hàng đầu dẫn đến nhập viện và tử vong sớm, chỉ sau tăng huyết áp, hút thuốc lá và đái tháo đường. Tác động kinh tế đối với chi phí chăm sóc sức khỏe và tổn thất năng suất có thể lên đến hàng triệu dollar,
Với tư cách là một nhóm các đối tác phát triển, WB cam kết sẽ hỗ trợ cả về tài chính và kỹ thuật cho Chính phủ Việt Nam nhằm thúc đẩy các khoản đầu tư công và tư nhân (bao gồm cả FDI) trong quá trình chuyển đổi và thích ứng năng lượng, đồng thời huy động tài chính xanh và tài chính khí hậu quốc tế.
Về mặt này, WB sẵn sàng làm việc với các cơ quan liên quan để giải quyết các điểm nghẽn, đặc biệt là trong khuôn khổ pháp lý về ODA (Nghị định 56), nhằm tạo điều kiện cho các đối tác phát triển hỗ trợ Việt Nam.