Nhiều khả năng FED chuẩn bị cho một chiến dịch tăng lãi suất lớn để có thể “lấy đà” nới lỏng chính sách trong tương lai.
Ván cờ đảo ngược lạm phát của “nhà cái” có kết quả thế nào?
Cuộc chơi lãi suất của “nhà cái”
Đến hẹn lại lên, cuộc họp thường niên trong tháng 11 chuẩn bị được tổ chức, mọi chú ý dồn vào “nhà cái” lớn nhất nước Mỹ – Cục dự trữ liên bang FED và ông chủ lớn Jerome Hayden Powell.
FED dự kiến sẽ tăng lãi suất thêm 0,75 bps lần thứ 4 liên tiếp vào ngày 3/11 tới đây, nhưng lại rộng mở cánh cửa nới lỏng chính sách để cân bằng lạm phát với rủi ro khi thắt chặt tín dụng cho vay.
FED sẽ không công bố dự báo kinh tế quý tới, ông Powell sẽ phải khôn khéo xem xét thái độ của FOMC đối với nền kinh tế khi tăng lãi suất và việc lạm phát.
Thị giá hàng hóa tăng cao là một bài toán đau đầu trong mọi cuộc nghị sự, trong các câu chuyện tài chính của các nhà đầu tư và cả dân chúng. Nó vẫn luôn là tâm điểm để Đảng cộng hòa chỉ trích chính quyền Joe Biden trước thềm bầu cử 8/11/2022.
Một số nhà chính sách bày tỏ sự lo lắng trước các quyết định của FED. Việc tăng lãi suất cho vay quá cao và quá mạnh đang đẩy nền kinh tế bước vào thời kỳ suy thoái. Đây là hành động không cần thiết, nhất là khi lạm phát đang có dấu hiệu “sợ hãi” và giá cả hàng hóa đang dần hạ nhiệt.
Trong trường hợp ông Powell thực sự cho rằng điều đó sẽ tạo tiền đề cho việc hình thành những lần tăng lãi suất thấp hơn trong tương lai thì cần phải có thêm dữ liệu lạm phát trong tuần tới và tránh bất kỳ các cam kết dựa vào chỉ số kinh tế.
Vì nhiều khi, chỉ số kinh tế đi ngược lại với mong muốn của FED, chẳng hạn như dữ liệu việc làm tăng vọt trong tháng 9.
FED sẽ nâng lãi suất lên mức 4,267% vào tháng 12 năm nay và đạt đỉnh ở 4,551% vào năm 2023.
Kỳ vọng mong manh
Việc FED dự kiến tăng lãi suất lần thứ 4 liên tiếp sẽ khiến lãi suất liên bang dao động trong khoảng 3,75% đến 4,0%. Tốc độ tăng lãi suất như vậy là chưa từng có kể từ năm 1980 khi nền kinh tế chứng kiến cánh tay thép Paul Volcker ghìm cương lạm phát.
Các nhà giao dịch thị trường đặt cược liệu FED đang cố tình giảm tốc trong thời gian tới hay gật đầu cho con số “lớn bất thường” trong cuộc họp khác tổ chức vào tháng 12.
Mục tiêu đưa lãi suất về mức 2% liệu có phải là chiếc áo quá rộng dành cho Chủ tịch Powell?
Trước mắt, người dân đang tạm thời chấp nhận trước áp lực giá cả hàng hóa.. Liệu đây có thể trở thành luận điểm để thay đổi một chút quan điểm diều hâu của FED rằng cần hơn một hành trình đi chậm.
Một vài thành viên Quốc hội cũng cảnh báo rằng việc đẩy lãi suất đi quá xa có thể khiến mọi chuyện mất cân bằng, nhất là đối với các khoản thế vay thế chấp cố định thời hạn 30 năm.
Cơ hội để nước Mỹ vượt qua cơn sóng thần suy thoái do những cơn địa chấn tăng lãi suất hiện đang khá mong manh, nhất là khi áp lực giá cả thị trường trở thành một mối lo lớn trong chuỗi sản xuất hàng hóa. Thị trường lao động siết chặt tiền lương, các khoản vay tiêu dùng trở thành nỗi sợ của các hộ gia đình, đặc biệt với các gia đình đang phải “gồng” để gánh nợ mua nhà và xe.
Nhắc lại quan điểm chủ đạo của FED là tiếp tục mạnh tay cho đến khi nào lạm phát thoái trào, đồng USD càng phát huy được sức mạnh thì tình hình sẽ tốt trở lại. Nhiều nhà hoạch định cho rằng mức lãi suất cho vay đến cuối năm 2022 cần phải cao hơn nữa, thậm chí cao hơn so với các thị trường đang định giá.
Trader_Z
Các quan điểm và ý kiến được thể hiện bởi tác giả, hoặc bất kỳ người nào được đề cập trong bài viết này, chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và chúng không cấu thành lời khuyên về tài chính, đầu tư hoặc các lời khuyên khác.