Sau khi tăng lãi suất lên 25 điểm cơ bản, Chủ tịch Jerome H.Powell cho hay FED sẽ không dừng lại nếu tình trạng lạm phát không được cải thiện.
Tăng lãi suất có khiến chỉ số lạm phát thuyên giảm?
Chủ tịch Jerome H.Powell phát đi thông điệp rằng FED sẽ tăng lãi suất ngắn hạn cao hơn và nhanh hơn dự kiến trước đó để kiềm chân lạm phát. Chủ tịch Jerome H.Powell cam kết rằng sẽ không để nền kinh tế Mỹ rơi vào tình trạng suy thoái.
Ngày 16/3/2022, Cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tham gia vào cuộc chiến quyết liệt nhất lịch sử tài chính Mỹ với việc tăng lãi suất lên 25 điểm cơ bản (0,25-0,5%).
Powel cho hay, ngân hàng trung ương sẽ không khoanh tay đứng nhìn.
Việc tăng lãi suất đồng nghĩa với việc các khoản vay thế chấp, tín dụng, mua ô tô, đầu tư bất động sản sẽ không “dễ thở” như trước. Thậm chí, nếu tình trạng lạm phát không cải thiện, các nhà hoạch định kinh tế sẵn sàng chuẩn bị cho kịch bản tăng lãi suất lên mức kịch khung để giảm gia tốc tăng trưởng kinh tế và gia tăng tỷ lệ thất nghiệp (nếu cần thiết).
FED nhấn mạnh “Chúng tôi sẽ thực hiện các biện pháp cần thiết để cân bằng cung – cầu và ổn định giá cả”.
Có vẻ như FED đang căng thẳng khi thời gian vừa qua nhận về nhiều chỉ trích phản ứng quá chậm để tình trạng lạm phát cao nhất trong lịch sử 40 năm.
Trong cuộc họp cách đây 1 tuần, FED đáp trả lại bằng việc phát đi tín hiệu dự kiến Mỹ sẽ có 6 đợt tăng lãi suất trong năm 2022 và 2023 là 3 đợt để chống lại lạm phát tăng nóng nhất trong 40 năm qua. FOMC (Ủy ban Thị trường mở liên bang Mỹ) dự kiến lãi suất mục tiêu trong năm 2022 ở mức 1,9%, trong năm 2023 là 2,8% và không có kế hoạch trong năm 2024.
Chính sách mới của FED liệu có hiệu quả?
Khảo sát của NABE (National Association for Business Economics) đối với các chuyên gia kinh tế, 77% trong số đó nhận định rằng FED vẫn quá “nương tay” khi quyết định chỉ tăng 25 điểm cơ bản (0,25%) – đây là con số quá thấp. 23% còn lại tin tưởng vào các quyết sách của FED, họ đưa ra dự báo trong năm 2023, con số lạm phát sẽ duy trì ở mức trên 3%, nền kinh tế Mỹ vẫn tiếp tục tăng trưởng, tỷ lệ thất nghiệp giảm 0,3% vào cuối năm nay để tương ứng với bối cảnh hiện tại.
Hạ cánh mềm “soft landings” khả thi?
FED đang phải đối đầu với cục diện: Làm cách nào để có thể thắt chặt chi tiêu hợp lý để lạm phát không vượt khỏi tầm kiểm soát đồng thời phải kiểm soát không để tốc độ tăng trưởng toàn ngành “đứng im”.
Triển vọng “soft landing” có vẻ khó khả thi khi thách thức lớn đối với kinh tế Mỹ không chỉ là phục hồi sau đại dịch mà còn là việc giải quyết gián đoạn kinh tế ảnh hưởng từ hành động quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine.
Giá cả hàng hóa đã tăng phi mã kể từ khi Mỹ áp lệnh trừng phạt đến xứ sở Bạch dương.
Ngay cả Chủ tịch Powell cũng lên tiếng: “Triển vọng lạc quan là điều ai cũng mong muốn, tuy nhiên ở bối cảnh hiện tại việc “sofl landing” không hề dễ dàng”.
Chủ tịch FED thừa nhận, giá cả hàng hóa thiết yếu, lúa mì, dầu mỏ tăng cao là một điều nhức nhối, khiến công dân Mỹ phải nhớ lại thảm cảnh kinh tế của những năm 1970. Phải đến khi cựu Chủ tịch Paul Volcker kéo lãi suất lên mức 20% thì tình trạng lạm phát mới cơ bản được kiểm soát.
Việc FED tăng lãi suất mặc có thể sẽ khiến chi phí cho vay tăng cao tác động trực tiếp vào người tiêu dùng, đặc biệt là tiền lương.
Nhu cầu tiêu dùng trong thời buổi lạm phát đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải tăng lương cho người lao động. Điều này dẫn tới nguy cơ một đợt tăng giá khác do các doanh nghiệp tìm cách bù đắp chi phí.
Hơn bao giờ hết, thị trường lao động tại Mỹ cần được quản lý chặt chẽ để ngăn tình trạng lạm phát kép xảy ra ngay trong nội tại của nền kinh tế.
Zoe (Nguồn AP)