Mỹ trong cơn ác mộng suy thoái và 5 điều “răn” của FED

Các quan chức FED nhận thức sâu sắc về tình hình nước Mỹ đang trải qua thực sự tồi tệ

Liệu những cố gắng của FED có được đáp đến khi mà nước Mỹ đang chứng kiến con tàu kinh tế đang di chuyển chậm lại, nguy cơ cao “cập cảng” suy thoái.

Chủ tịch Jerome H.Powell phát đi thông báo: Lạm phát hiện đang ở mức rất cao, Cục dự trữ liên bang sẽ xử lý điều này bằng việc tăng lãi suất cho vay.  

Với FED, mọi hành động của ngân hàng trung ương đều là những yếu tố ảnh hưởng đến nền kinh tế; Hạ nhiệt lạm phát và giảm cơn đau tài chính mà nước Mỹ đang phải gánh chịu lần đầu tiên trong 4 thập kỷ.

Mức tăng lãi suất mới nhất được công bố vào ngày 28/7 (giờ VN) vừa qua được cho là không đủ nhiệt để kìm hãm tốc độ lạm phát. Chủ tịch Powell tin rằng việc giảm đà tăng lãi xuất là điều có thể xảy ra để các doanh nghiệp có thời gian bổ sung lao động, hạn chế việc đẩy cao mức tăng lương và có thể khiến chỉ số CPI “khiêm tốn” hơn trong thời gian tới.

Cựu nhân viên FED, chuyên gia kinh tế Michael Feroli đến từ JPMorgan Chase cho biết: “Chúng ta đang tiến gần đến điểm cuối hơn là một sự bắt đầu” trước nỗ lực thắt chặt tình hình tín dụng của FED.

Lạm phát

Các nhà kinh tế lưu ý rằng chủ tịch Powell mở ra ý tưởng về một đợt sóng tăng lãi suất tiếp theo vào tháng 9 tới. Ông cũng thừa nhận rằng ngân hàng trung ương cần phải tăng lãi suất cho vay khi chỉ số lạm phát vẫn ở mức cao và nền kinh tế có thể rơi vào hố đen suy thoái.

Khi được chất vấn rằng “Liệu một cuộc suy thoái có ảnh hưởng đến quá trình tăng lãi suất hay không”, ông Powell nói: “Chúng tôi tập trung vào giảm phát”.

4 bài học rút ra từ FED

Nước Mỹ không suy thoái

Ông Powell thừa nhận rằng các chỉ báo gần chi tiêu và sản xuất của Mỹ đã yếu đi. Các nhà kinh tế cảnh báo về một cuộc suy thoái kinh tế xuất hiện vào cuối năm 2022 hoặc đầu năm 2023.

Song trong phiên họp vào ngày 27/7, Cục dự trữ liên bang chỉ ra rằng một thị trường lao động mạnh mẽ không phải là dấu hiệu của một cuộc suy thoái, ít nhất là chưa thể xảy ra suy thoái.   

Ông Powell lưu ý về các chỉ số việc làm trong 6 tháng đầu năm với 2,7 triệu lao động được bổ sung, tỷ lệ thất nghiệp 3,6% – mức thấp nhất trong 50 năm. Liệu thị trường lao động có cần giảm tốc để đưa lạm phát về mức mục tiêu 2% hay không?

Làm việc với GDP

Trong ngày 28/7 (giờ Mỹ), thị trường sẽ tập trung vào việc Mỹ công bố số liệu tăng trưởng quý II để có những lập luận cho việc liệu nước Mỹ có đang tiến đến giai đoạn suy thoái hay không. Khái niệm suy thoái sẽ được định nghĩa lại khi GDP trong quý II được công khai.

Kể cả trong tình huống xấu nhất, cụm từ suy thoái sẽ được chấp nhận sử dụng khi Cục nghiên cứu kinh tế Quốc gia (NBER) chấp thuận.

Hạ nhiệt thị trường lao động

Kể cả khi những chỉ số thị trường việc làm suy yếu cũng không phải tin tức tồi tệ, ít nhất từ góc nhìn của FED.

Cục dự trữ liên bang mong muốn hạ nhiệt chi tiêu ở Mỹ thông qua việc tăng lãi suất cho vay và các khoản vay thế chấp, tín dụng. Khi người tiêu dùng và doanh nghiệp tiết chế các khoản vay sẽ làm nhu cầu mua giảm và lạm phát tự động hạ nhiệt.

Powell cho biết: “Chúng tôi cố gắng hết sức không để xảy ra tình trạng suy thoái. Thị trường lao động cần tăng trưởng chậm lại ít nhất là trong năm nay”.   

Con số mục tiêu

Kể từ đầu năm, FED phát đi tín hiệu “hawkish” về những lần tăng lãi suất trong tương lai. Vào tháng 6, các quan chức FED dự đoán lãi suất cho vay của FED sẽ đạt từ 3,25% đến 3,5% vào cuối năm 2022.

Tại cuộc họp tiếp theo diễn ra vào ngày 20 và 21/9, các nhà hoạch định một lần nữa mong muốn Cục dự trữ liên bang sẽ nâng lãi suất lên 0,5 điểm phần trăm.

FED không đơn độc  

Không chỉ riêng FED, các ngân hàng trung ương trên thế giới cũng đã hành động tăng lãi suất chuẩn để chống lại lạm phát.  

Liên minh châu Âu đưa ra mức tăng 50 điểm cơ bản vào tuần trước. Ngân hàng trung ương Canada có động thái tương tự vào đầu tháng vừa qua.

Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ đã tăng lãi suất ngắn hạn lần đầu tiên sau 15 năm lên mức 50 điểm.

Mặc dù có thể giúp kiềm chân lạm phát, nhưng không ai có thể đoán trước tình hình rằng sự siết chặt tài chính có thể gây ra một cơn đại hồng thủy suy thoái trên toàn thế giới.

Trong tuần này, Quỹ tiền tệ IMF đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế xuống chỉ còn 3,2% trong năm nay. Con số này giảm so với dự báo 3,6% vào tháng 4 và 6,1% trong năm 2020.

Exit mobile version