Có hay không việc FED sẽ tiến hành tăng lãi suất cơ bản để ngăn chặn lạm phát đình trệ, nền kinh tế Mỹ liệu có thể “hạ cánh mềm” giữa điểm cam go?
Kinh tế Mỹ “hạ cánh mềm” khi FED khi hạ lãi suất
- Soft Landing (Tạm dịch: Hạ cánh mềm) được xem là xu thế giảm tốc độ theo chu kì để tránh suy thoái. Xu thế này đi ngược với Hard Landing (Hạ cánh cứng) khi nền kinh tế đang phát triển rực rỡ và đột ngột “đứt gãy”.
Đối mặt với tình trạng lạm phát đã lên tới 7,9% chỉ tính riêng trong tháng 2, cuộc họp kéo dài 2 ngày (từ 15-16/3/2022) của Cục dự trữ liên bang (FED) dự kiến sẽ căng thẳng hơn rất nhiều lần so với suy đoán.
Nhiệm vụ khó khăn nhất vào thời điểm này đối với Ngân hàng trung ương chính là việc liệu ngân hàng có đủ can đảm tăng chi phí cho vay hay không? Hành động này cần đảm bảo tính toán vừa đủ để ngăn cản lạm phát đồng thời không ảnh hưởng đến nền kinh tế vĩ mô.
Giá cả tăng cao nhất trong vòng 40 năm trở lại đây, châu Âu đối diện với khủng hoảng năng lượng, Chủ tịch Jerome Powell gánh trên vai nhiệm vụ đưa nền kinh tế Mỹ hạ cánh an toàn. Giá khí đốt nhiêu liệu, vận chuyển cung ứng tăng mạnh, liệu việc đẩy cao lãi suất lên có khiến tốc độ tăng trưởng toàn ngành “đứng im”?
Nhà kinh tế học Alan Blinder thuộc Đại học Princeton – Cựu Phó chủ tịch FED lên tiếng: “Làm cách nào để tăng lãi suất vừa đủ kiềm chế giá cả leo thang mà không giết chết nhu cầu tăng trưởng mở rộng? Bạn phải cầu thêm một chút may mắn bởi chỉ một sai lầm nhỏ có thể khiến nền kinh tế toàn cầu bị suy thoái”.
FED ra tay
Bắt đầu trong năm nay, FED đã nhiều lần dự kiến tăng lãi suất lên mức 25 điểm cơ bản (0,25%), thắt chặt tín dụng đối với doanh nghiệp và người đi vay nhằm giảm nhu cầu cung và hạ giá cả hàng hóa.
Các nhà làm kinh tế cũng sẽ đưa ra những luận điểm xung quanh vấn đề làm cách nào để giảm áp lực “khối bom” gần 9.000 tỷ USD sau khi áp dụng chương trình thu mua tài sản để hỗ trợ kinh tế trong đại dịch.
Trong thời kỳ đại dịch, FED đã mạnh dạn giữ lãi suất cơ bản gần bằng 0, mua hàng nghìn tỷ USD trái phiếu kho bạc và chứng khoán thế chấp có đảm bảo (MBS – Mortgage Backed Security) để giữ chi phí cho vay thấp nhất có thể.
Tuy nhiên, FED cũng không thể lường trước được cơn đau dai dẳng của nền kinh tế Mỹ nói riêng và nền kinh tế toàn cầu nói chung sau khi trải qua cơn sốt mang tên Covid-19.
Sự chờ đợi với mức lãi suất quá thấp sẽ là một rủi ro lớn đối với tài chính Mỹ trong dài hạn.
Bối cảnh hiện tại, lao động ổn định với mức lương tương đối cao đã kích thích quá trình chi tiêu, tuy nhiên nguồn cung không đủ, giá năng lượng leo thang đã khiến chỉ số lạm phát tăng lên mức cao nhất kể từ năm 1982.
Đối với kịch bản tăng lãi suất lên 25 điểm cơ bản, Chủ tịch Powell nói: “Chúng tôi kỳ vọng đưa nền kinh tế Mỹ đạt ngưỡng đồng bộ về mặt cung và cầu, có thể mọi người sẽ giảm bớt chi tiêu so với trước đó”.
Nếu thành công, nền kinh tế sẽ tiếp tục tăng trưởng, tỷ lệ thất nghiệp sẽ giảm ở mức thấp hơn con số 3,8% tại thời điểm này.
Ngân hàng Trung ương muốn thành công cần phải hành động trước khi lạm phát gia tăng. “Tôi nghĩ rằng, nhiều khả năng, chúng ta có thể đạt được Soft Landing – điều mà chúng ta mong muốn”, ông Powell nhấn mạnh.
“Soft Landing” liệu có nhiệm màu?
Cuộc suy thoái kinh tế năm 1994-1995 là một ví dụ điển hình, FED thời điểm đó đã tăng lãi suất gấp đôi trong vòng 1 năm (từ 3% lên mức 6%), nước Mỹ đã mở khóa thành công cánh cửa phát triển kinh tế liên tục trong vòng 6 năm liên tiếp, lạm phát giảm ấn tượng, cách mạng công nghệ đạt được nhiều thành tựu.
FED hiện phải đối mặt với nhiều bất ổn. Nền kinh tế Mỹ vẫn thiếu lao động, đại dịch Covid-19 vẫn khiến Mỹ chưa thể đứng vững, thêm vào đó là giá cả hàng hóa, lúa mỳ leo thang do hành động quân sự đặc biệt mà Nga nhắm đến Ukraine chưa có dấu hiệu dừng lại.
Đồng tình với FED rằng tình cảnh lạm phát sẽ thuyên giảm nếu nguồn cung không còn bị gián đoạn. Song, nhiều nhà hoạch định lo lắng rằng việc tăng lãi suất ở thời điểm hiện tại hoàn toàn có thể gây ra 1 cuộc “đứt gãy” tài chính trầm trọng.
FED “cần một khoảng thời gian” để kiểm soát lạm phát để đạt được mục tiêu hướng đến con số yêu thích là 2%.
Giáo sư Kinh tế học Emi Nakamura thuộc Đại học California, Berkeley, lưu ý rằng FED không thể tránh khỏi việc bị đưa ra tranh luận rằng các chính sách có thể kiểm soát lạm phát hay không.
Zoe (Nguồn AP)