Một trong những câu chuyện lớn mà nước Mỹ quan tâm đó chính là sự giao tranh giữa 2 vấn đề lạm phát và việc làm, đây chính là điều cấp bách mà FED buộc phải đứng ra giải quyết.
Vào 29/9, Chủ tịch Jerome Powell thừa nhận 2 mục tiêu lớn mà ngân hàng trung ương quan tâm hiện vẫn đang tiềm ẩn nhiều xung đột ngầm.
Ông Powell cho hay: “Vấn đề này không phải là tình huống mang tính “lâu dài” vì nó đang gây ra sự căng thẳng giữa 2 mục tiêu. Chỉ số lạm phát vượt quá mục tiêu trong bối cảnh thị trường lao động còn yếu thực sự là 1 bài toán khó nhằn”. Tình huống này có vẻ như 1 bản tham chiếu về sự lạm phát của Mỹ từ những 1970, tỷ lệ thất nghiệp tỷ lệ thuận với giá cả hàng hóa, chúng đều tăng cao.
So với thời thời điểm trước đại dịch, Mỹ đang thiếu hơn 5 triệu việc làm. Tại cuộc họp kéo dài 2 ngày gần đây nhất của FED, các nhà hoạch định kinh tế đã đưa ra con số dự báo lạm phát trên tới 4,2% cho năm 2021, cao gấp đôi với con số mơ ước của chủ tịch Powell là 2%, ngoài ra họ cũng dự tính năm 2022, chỉ số lạm phát sẽ giảm xuống còn 2,2%, nằm trong sự tính toán của FED đã chốt trong các “lời tiên tri” tài chính vào tháng 6 trước đó.
Ông Powell nói rằng “giả thuyết” của FED đưa ra rằng lạm phát sẽ giảm khi thị trường kinh tế mở cửa trở lại sau chuỗi ngày “án binh bất động” vì đại dịch Covid-19, nền kinh tế toàn cầu trở lại bình thường. Tuy nhiên, để nói về câu chuyện tăng lãi suất thì thực thời điểm hiện tại vẫn chưa phải là điều dễ dàng.
Mối quan tâm lớn nhất của ông Powell thời điểm này chính là sự xung đột xảy ra giữa việc ổn định giá cả và chỉ số thất nghiệp. Trong 1 vài tình huống có thể buộc FED đánh đổi 1 trong hai chứ không thể hoàn thành cùng 1 lúc 2 mục tiêu kép. 1 là tăng lãi suất điều chỉnh giá, 2 là kích thích tăng trưởng việc làm.
Tại hội nghị trực tuyến cùng ECB (Ngân hàng trung ương châu Âu), ngân hàng Nhật Bản và Anh, ông Powell đưa ra quan điểm: “Chúng ta quản lý để vượt qua được tình trạng này trong vài năm tới là ưu tiên cao nhất và quan trọng nhất và việc này sẽ rất thách thức”.
Chủ tịch FED Jerome Powell và quản lý sự đánh đổi
Những bình luận của ông Powell đang thu hút những người hoạch định chính sách đang cố gắng coi nhẹ sự lạm phát: Lạm phát cao nếu kéo dài sẽ buộc phải thắt chặt chính sách tiền tệ. Thật vậy, vết sẹo sau đại dịch của thị trường việc làm sẽ phải được chữa lành”.
Theo lẽ thông thường, chỉ số lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp có mối quan hệ nghịch. Chính sách tài khóa, tiền tệ và việc sử dụng lãi suất kích thích hoặc giảm nhu cầu hàng hóa dịch vụ, điều này ảnh hưởng đến các nhà tuyển dụng thuê lao động.
Phúc lợi người lao động có hưởng trọn vẹn hay không tùy thuộc vào các chính sách trên (1 phần chịu tác động từ lãi suất ngắn hạn). Thu nhập quốc dân biểu hiện dưới hình thức tiền tệ, được nhà nước phân phối.
Tại Mỹ, mối quan hệ đó dường như yếu đi trong nhiều năm gần đây, lạm phát thấp tồn tại song song cùng thị trường lao động.
Thế giới chứng kiến cú shock nguồn cung do đại dịch gây ra, tính đến thời điểm này về cơ bản đã khôi phục lại động lực cũ, đẩy hàng tồn kho và dịch vụ xuống mức thấp hơn so với nhu cầu đại chúng. Vấn đề hiện tại là sự chênh lệch đó kéo dài bao lâu, liệu lạm phát có có kéo dài đến mức buộc FED phải tăng lãi suất cải thiện thị trường việc làm hay không.
Các quan chức FED lo ngại rủi ro lạm phát đã tiến hành tăng dần lãi suất từ năm 2022, trong khi thị trường việc làm có bước tiến tích cực và tiến bộ, ông Powell nhận định về những khó khăn xung quanh việc tái mở cửa để nền kinh tế thoát khỏi sự “đáng thất vọng”.
Trả lời câu hỏi về triển vọng kinh tế Mỹ, ông Powell nói: “Thật nản lòng khi thừa nhận rằng chính sách kinh tế quan trọng nhất trong thời gian này là việc mọi người tiêm vaccine kiểm soát sự lây lan của biến thể Covid Delta. Và cũng thất vọng khi nhìn được các điểm nghẽn của chuỗi cung ứng đang trở nên tồi tệ khi chưa được mở nút”.
“Chúng tôi nhận ra vấn đề này có thể tiếp tục tiếp diễn trong vài năm sau đó hoặc hơn. Điều kỳ vọng chính là trong 1 năm tới tôi cùng các đồng nghiệp của mình sẽ mạnh mẽ, FED chứng kiến mức tăng trưởng ổn định, tỷ lệ thất nghiệp đạt mức thấp hơn đáng kể so với hiện tại”.
Các quan chức Fed đã hạ thấp quan điểm của họ về tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội của Mỹ (GDP) trong năm 2021. Kỳ vọng nguồn cung cùng những hạn chế đã nêu trên sẽ mất dần vào năm 2022.
Các quan điểm và ý kiến được thể hiện bởi tác giả, hoặc bất kỳ người nào được đề cập trong bài viết này, chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và chúng không cấu thành lời khuyên về tài chính, đầu tư hoặc các lời khuyên khác.
Zoe Nguyen (Nguồn Reuters/Thepochtimes)