Chủ tịch Jerome H.Powell cam kết không để lạm phát khiến nước Mỹ rơi vào cơn ác mộng suy thoái kinh tế.
FED “tuyên chiến” với lạm phát để cứu nền kinh tế Mỹ
Kết thúc 2 ngày họp căng thẳng (15-16/3/2022), Cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã bắt đầu tham gia vào cuộc chiến quyết liệt nhất lịch sử tài chính Mỹ với việc tăng lãi suất lên 25 điểm cơ bản (0,25-0,5%).
Đây là lần đầu tiên FED tăng lãi suất cơ bản kể từ năm 2018 và là lần điều chỉnh đầu tiên kể từ sau khi đại dịch Covid-19 tấn công đầu năm 2020.
- Lãi suất cơ bản là lãi suất tham chiếu đối với ngân hàng trong việc định giá khoản vay thương mại (đáo hạn với các khoản vay ngắn hạn).
Sau khi tăng lãi suất, FED phát đi tín hiệu dự kiến Mỹ sẽ có 6 đợt tăng lãi suất trong năm 2022 và 2023 là 3 đợt để chống lại lạm phát tăng nóng nhất trong 40 năm qua. FOMC (Ủy ban Thị trường mở liên bang Mỹ) dự kiến lãi suất mục tiêu trong năm 2022 ở mức 1,9%, trong năm 2023 là 2,8% và không có kế hoạch trong năm 2024.
Chủ tịch Jerome H.Powell cam kết rằng sẽ không để nền kinh tế Mỹ rơi vào tình trạng suy thoái.
Trả lời báo giới, Chủ tịch Jerome H.Powell nhấn mạnh rằng nước Mỹ đang trải qua giai đoạn lạm phát quá cao, thị trường lao động tăng sức ép, mục tiêu hàng đầu ở thời điểm này đối với Ngân hàng Trung ương là hạ nhiệt hàng hóa và thắt chặt chi tiêu.
“Chúng tôi kỳ vọng đưa nền kinh tế Mỹ đạt ngưỡng đồng bộ về mặt cung và cầu, có thể mọi người sẽ giảm bớt chi tiêu so với trước đó”, Chủ tịch FED nói.
7 thành viên cao cấp của FED muốn gia tăng tốc độ tăng lãi suất trong năm 2022, Chủ tịch FED chi nhánh St.Louis – ông James Bullard đã mong muốn FED tăng 50 điểm cơ bản thay vì 25 điểm.
Chuyên gia kinh tế trưởng Diane Swonk cho biết: “FED chính thức tham gia cuộc chiến chống lạm phát quyết liệt nhất trong nhiều thập kỷ tài chính Mỹ”.
Liên quan đến hành động quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine, FED bày tỏ quan điểm rằng việc này có những tác động nhất định lên nền kinh tế Mỹ trong bối cảnh hiện tại.
Đảm bảo kinh tế Mỹ hạ cánh an toàn
Ngân hàng Trung ương Mỹ đối mặt với thách thức sẽ phải trở thành bến đỗ an toàn để nền kinh tế lớn nhất thế giới dựa vào.
FED đang phải đối đầu với cục diện: Làm cách nào để có thể thắt chặt chi tiêu hợp lý để lạm phát không vượt khỏi tầm kiểm soát đồng thời phải kiểm soát khôn khéo để không làm tốc độ tăng trưởng toàn ngành “đứng im”.
Chủ tịch FED “an ủi” giới chức rằng nền kinh tế Mỹ rất mạnh nên trước mắt nguy cơ suy thoái là điều không thể xảy ra.
Vào quý I/2021, nền kinh tế Mỹ bùng nổ khi dữ liệu việc làm có những tín hiệu đáng mừng, trong 60 ngày, hơn 1 triệu lao động có việc làm – đây là mức cao kỷ lục từng được ghi nhận. Tín hiệu này mở ra kỷ nguyên mới cho chi tiêu tín dụng và mua sắm tài sản.
Chỉ số lạm phát trong tháng 2 là 7,9% – đạt mức cao nhất trong 40 năm tài chính Mỹ.
FED và các cộng sự buộc phải hành động – tăng lãi suất mặc dù điều này sẽ khiến chi phí cho vay tăng cao tác động trực tiếp vào người tiêu dùng.
Trong hơn 20 năm qua, FED mong muốn chỉ số CPI nên ở mức 2%, bài toán chuỗi cung ứng được giải quyết sẽ làm câu chuyện biến động giá không còn khó viết kết bài.
Tuy nhiên, cuộc họp của FED dường như đã nhận ra cơn đau dai dẳng của nền tài chính Mỹ khi “sợi dây” giá cả và nguồn cung gián đoạn vẫn còn nhiều nút thắt chưa được gỡ bỏ.
FED nhấn mạnh rằng nếu tình trạng lạm phát chưa hạ nhiệt, chắc chắn FOMC (Ủy ban Thị trường mở liên bang Mỹ) sẽ không chỉ đơn giản là hành động.
Zoe (Nguồn Bloomberg)