Giá năng lượng và xăng dầu leo thang, tỷ suất bay quốc tế không đạt kỳ vọng, ngành hàng không lo lắng thu không đủ chi.
Sản lượng khách du lịch quốc tế giảm sâu Dịch Covid-19 cơ bản được kiểm soát, tuy nhiên triển vọng bay quốc tế vẫn không đạt được như kỳ vọng. Cục Hàng không Việt Nam dự kiến đến hết năm 2022, sản lượng vận chuyển hành khách quốc tế giảm 72-80% so với năm 2019.
Không chỉ vậy, nỗi lo chi phí nguyên liệu khiến các hãng bay dè dặt. Chi phí nhiên liệu chiếm tỷ trọng khoảng 30%-42% tổng chi phí chuyến bay của các hãng hàng không. Giá xăng dầu trong nước tăng là một bất lợi lớn cho ngành vận tải và du lịch.
Ngành hàng không không nằm ngoài số đông khi thẳng thắn thừa nhận vấn đề nhiên liệu là một trong những bước sóng cản đường phát triển của du lịch.
Mặc dù tăng trưởng mạnh so với năm 2021, song các doanh thu bay quốc tế và nội địa còn rất lâu mới đạt được mức như trước đại dịch.
Đại diện hãng hàng không Việt Nam lên tiếng:
“Nếu giá nhiên liệu tiếp tục duy trì hoặc tăng lên thì doanh thu của hãng cũng như các hãng hàng không khác sẽ không bù đắp được chi phí nhiên liệu bay, chưa nói đến các định phí khác”.
Bài toán nan giải của ngành hàng không
Ước tính nếu giá nhiên liệu bay duy trì ở mức 130 USD/thùng trong năm 2022, chi phí ước tính sẽ tăng thêm 5.700 tỷ đồng. Trong trường hợp tồi tệ, nếu giá dầu thô lên khoảng 160 USD/thùng, mức chi phí sẽ là 9.120 tỷ đồng.
Xung đột Nga –Ukraine leo thang khiến giá dầu và năng lượng trên thế giới tăng cao đột biến, không chỉ riêng Việt Nam mà các hãng hàng không trên thế giới cũng phải đối diện với tình trạng tương tự. Ngoài ra, việc thay đổi lộ trình để tránh không phận xung đột cũng khiến quãng đường bay kéo dài hơn, đội giá chi phí bay nhiều hơn.
Cụ thể, theo tính toán từ Cục Hàng không Việt Nam, các chuyến bay đi/đến châu Âu phải thay đổi đường bay tránh Nga qua Trung Quốc, Kazakhstan hoặc qua Bắc Phi. Giờ bay kéo dài gần gấp đôi, chi phí phát sinh sẽ đội lên từ 10.600 USD/chuyến bay đến 21.200 USD/chuyến bay.
Theo dự kiến của Cục Hàng không Việt Nam, đến hết năm 2022, thị trường quốc tế sẽ cần một thời gian dài để phục hồi, sản lượng vận chuyển hành khách quốc tế giảm 72-80% so với năm 2019.
Cục Hàng không Việt Nam đề xuất Bộ Giao thông Vận tải tiếp tục ban hành chính sách giảm 50% giá dịch vụ hạ cất cánh máy bay đối với các chuyến bay nội địa từ ngày 1/1/2022 đến hết ngày 31/12/2022 và áp dụng mức giá tối thiểu 0 đồng đối với các dịch vụ chuyên ngành hàng không thuộc danh mục Nhà nước quy định khung giá từ ngày 1/1/2022 đến hết ngày 31/12/2022.