Phát biểu mới nhất của ông Powell về lạm phát đã gây chấn động thị trường tài chính, thị trường chứng khoán phản ứng mạnh mẽ, tài sản tiền điện tử hết chốn dung thân.
Người dân Mỹ gánh chịu nỗi đau tiêu dùng
Phát đi cảnh báo rõ ràng trong việc tăng lãi suất để hạ nhiệt lạm phát, Chủ tịch FED Jerome Powell nói rằng lãi suất cho vay sẽ tăng nhiều hơn nữa, nền kinh tế mất khiên bảo vệ, tỷ lệ thất nghiệp sẽ tăng và nỗi đau tài chính sẽ cứa vào da thịt người lao động Mỹ.
Sau khi thông điệp này được phát đi, phố Wall chấn động, chỉ số Dow Jones giảm liền 1.000 điểm trong ngày, Nasdaq lao dốc gần 4%.
“Đáng tiếc khi phải nói rằng phải có sự trả giá bởi lạm phát, nhưng nếu chúng ta không bình ổn được giá cả, nỗi đau có thể hơn gấp nhiều lần”, Chủ tịch Powell nói.
Các nhà đầu tư đã đặt kỳ vọng lớn với FED về một mùa xuân yên bình, việc điều chỉnh lãi suất vào tháng 9 tới sẽ giảm nhịp lại nếu lạm phát “sợ hãi” mà thoái lui. Thế nhưng, người đứng đầu FED nói rằng thời điểm ấy sẽ chưa đến.
Việc tăng giá cả hàng hóa và lãi suất cho vay khiến người lao động Mỹ suy sụp, ngay cả khi tỷ lệ thất nghiệp chỉ còn 3,5% nhưng nó cũng không đủ để tạo bức rào bảo vệ vị trí của Tổng thống Joe Biden trong cuộc bầu cử tháng 11 tới đây. Các thành viên của đảng Cộng hòa đang đổ lỗi cho Tổng thống vì gói cứu trợ 1.900 tỷ USD là nguyên nhân của câu chuyện lạm phát leo thang.
Phố Wall nói rằng nền kinh tế sẽ rơi vào điểm suy thoái vào cuối năm 2022 hoặc đầu năm 2023, lúc này FED sẽ phải đảo chiều lại kế hoạch và hãm lại đà tăng lãi suất. Nhiều quan chức FED đã phản đối quan điểm này bởi họ nói rằng hơn ai hết FED hiểu mọi thứ tồi tệ đang diễn ra.
Mâu thuẫn nội tại
FED đi chậm lại? Không hề, các nhà chức trách cho biết sẽ tiếp tục tăng lãi suất lên khoảng 3,75-4% trong năm tới, nền kinh tế có thể đi chậm lại nhưng không bị thiệt hại quá nhiều, đủ thời gian để khiến lạm phát hạ nhiệt.
Chuyên gia kinh tế Eric Winograd đến từ Viện quản lý tài sản AllianceBerntein cho biết: “FED có thể giảm tốc độ tăng lãi suất, đành đòn phủ đầu vào thị trường là cách để họ giữ chặt nỗi đau lạm phát, kể cả khi tồi tệ”.
Quan điểm của Chủ tịch Powell là quá trình tăng lãi suất sẽ diễn ra vào tháng 9 tới, cho dù mức tăng là 50 điểm cơ bản hay 75 điểm cơ bản đều phải thực hiện dựa trên thông số CPI và dữ liệu việc làm mà bộ Lao động chuẩn bị công bố.
Đánh giá về quy mô tăng lãi suất theo như FED nhấn mạnh, chúng ta có thể hình dung cơn bão lạm phát đã trở nên trầm trọng rất nhiều.
FED nhắc lại lịch sử, nền tài chính thập niên 70 đã rơi vào vòng luẩn quẩn khi FED đã không quyết liệt. Tình trạng khẩn cấp buộc cựu Chủ tịch Paul Volcker phải đẩy nền kinh tế vào “hố đen” suy thoái để kéo giảm lạm phát.
Một lo ngại khác, FED lo rằng tình trạng lạm phát trở thành “điều quen thuộc” thay đổi toàn bộ tính cách tiêu dùng của người dân và doanh nghiệp, hành vi giao thương của họ sẽ có thể khiến giá cả hàng hóa tăng cao.
Người lao động đòi hỏi mức lương cao hơn để có thể chi trả cho nhu cầu cuộc sống; người sử dụng lao động buộc phải gia tăng giá trị hàng hóa để bù vào chi phí phát sinh do tăng tiền lương.
Lạm phát kép sẽ diễn ra như một cơn ác mộng. Bài toán đặt lên vai Chủ tịch Powell: Làm cách nào để giảm áp lực lạm phát mà không ảnh hưởng đến kinh tế toàn ngành.
Bức tranh nền kinh tế Mỹ đã thay đổi với GDP tăng trưởng âm 2 quý liên tiếp, người ta đặt câu hỏi liệu Mỹ có chấp nhận sự thực nền kinh tế đứng đầu thế giới đang dần suy thoái hay không?
Tại hội nghị chuyên đề Jackson Hole, Powell đã đưa ra danh sách 5 lý do để ông khẳng định rằng lạm phát là sự nhất thời. Dĩ nhiên, quan điểm này đã vấp phải sự phản ứng kịch liệt, chuỗi cung ứng và hàng hóa (thêm vào đó là giá năng lượng) được gỡ nút chưa chắc đã khiến tình trạng tối tăm khởi sắc hơn.
Cho đến hiện tại, ông Powell đã có những quan điểm phức tạp hơn, ông ấy nói rằng “nhận định của tôi sẽ ngắn gọn hơn, trọng tâm xử lý công việc giản lược với thông điệp mạnh mẽ hơn”.
Nguồn (AP-lược dịch)