Thị trường chứng khoán hồi phục và niềm tin vào chỉ số CPI tiếp tục giảm đã khiến giá Bitcoin tăng 6% trong 24 giờ.
5 điều cần chú ý về Bitcoin trong tuần này
Giá Bitcoin tăng vượt mốc 17.000 USD
Giá bitcoin tăng gần 6% lần đầu tiên vượt mốc 17.000 USD là một trong những tín hiệu tích cực của thị trường, nhiều nhà đầu tư kỳ vọng vào tương lai BTC sẽ vượt mốc kháng cự tiến thẳng vào mốc 20.000 USD.
Kể từ tháng 12/2022, đây là lần đầu tiên BTC đạt được giá trị cao đến vậy khi chạm ngưỡng 17.348 USD. Sau khi thị trường chứng khoán phục hồi, chỉ số DXY (USD Mỹ) đã hạ nhiệt và đã có những bước tiến thực sự tích cực.
Chất xúc tác cho đà tăng này chủ yếu dựa vào dữ liệu kinh tế sắp được công bố của tháng 12, chỉ số CPI chuẩn bị được công bố dấy lên lòng tin về tình trạng lạm phát đã không còn quá nóng như mùa hè 2022.
Dĩ nhiên điều này có thể ảnh hưởng đến việc FED tiếp tục mạnh tay hay ghìm cương đà tăng lãi suất cho vay tại cuộc họp tại Ủy ban thị trường mở liên bang (FOMC).
Thị trường chứng khoán chuyển sắc xanh, Dow Jones và S&P 500 hoạt động tốt nhất kể từ tháng 11/2022.
Hành động tăng giá của BTC khả quan và liên quan mật thiết với chứng khoán Mỹ, tuần tăng giá BTC không nằm ngoài xu hướng chung này.
Phe short thất bại
Bitcoin tăng giá trở thành nỗi ác mộng với tệp lệnh short khi các vị thế bán khống trị giá 130,25 triệu USD bị thanh lý nhanh chưa từng thấy trong 24 giờ qua. Đây là số tiền bị mất đi nhiều nhất kể từ tháng 9 và tháng 11 trong năm 2022. Đó cũng chính là một trong những nguyên nhân BTC tăng giá trong tuần qua.
Kể từ khi giá Bitcoin vượt mốc 18.000 USD (14/12/2022), lãi suất đối với các hợp đồng tương lai tăng ấn tượng.
Từ tháng 12 đến nay, mức giá tăng dần từ 16.476 USD lên mức trên 17.000 USD, 58% tùy chọn vị thế BUY thay vì SELL.
Lãi suất có thể giảm
Nếu lạm phát leo thang đạt mốc cao, nhiều khả năng FED sẽ xoay trục tăng lãi suất sang mức “khó thở” hơn. Nhiều nhà giao dịch bày tỏ quan điểm rằng nếu FED kéo tốc độ tăng lãi suất chậm hơn thì giá BTC sẽ tiếp tục tăng.
Trong các tuyên bố của mình, FED vẫn bỏ ngỏ câu hỏi về hành trình tăn lãi suất.
“Ủy ban dự tính rằng việc tăng lãi suất liên tục trong phạm vi mục tiêu là phù hợp để đưa lạm phát trở lại con số ưa thích là 2%. Khi đã xác định được tốc độ chuẩn, Ủy ban sẽ giảm tốc chính sách tiền tệ để không khiến nó ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế và tài chính”.
FOMC sẽ bắt đầu tiến hành các cuộc họp vào ngày 31/1 để đưa ra con số thích hợp. Tình hình kinh tế tích cực là cơn ác mộng đối với vị thể “open short”.
Nhiều khả năng việc tăng lãi suất sẽ giảm nhịp, đồng USD hạ nhiệt tạo điều kiện cho thị trường tiền điện tử phục hồi.
Song, đối với nhà đầu tư “Big Short” Michael Burry, câu chuyện lạm phát chưa kết thúc. “Lạm phát lên đến đỉnh điểm. Nhưng nó không phải là đỉnh cuối cùng của chu kỳ này”.
“Chúng ta có thể thấy chỉ số CPI thấp hơn FED có thể cắt giảm lãi suất và kích thích tài chính trở lại. Và sau đó, chúng ta sẽ chứng kiến một đợt lạm phát tăng đột biến khác”, Michael Burry cảnh báo.
Đồng USD hạ nhiệt
Trong quá khứ, cứ khi nào chỉ số DXY giảm điểm thì chỉ số tâm lý đối với các tài sản rủi ro như Bitcoin sẽ tăng lên.
Hiện tại Bitcoin có hệ số tương quan khá gần với S&P 500, Dow Jone và Nasdaq. Nếu lãi suất giảm và nền kinh tế phát triển, Bitcoin càng có cơ hội tăng giá cùng nhịp với thị trường chứng khoán, thị trường vĩ mô càng có lợi thì Bitcoin càng hưởng lợi nhiều.
Tuy nhiên, nhìn vào thách thức trước mắt không phải không có mối lo ngại lớn, Binance đối mặt với các cuộc điều tra của Mỹ, DCG lao đao có thể trượt dốc bất cứ lúc nào có thể trở thành lực cản lớn ngáng đường tăng giá ngắn hạn của BTC trong thời gian tới.
Trong một dấu hiệu tương tự, nhiều người tham gia thị trường chỉ đơn giản là không biết cách cảm nhận về tương lai của tiền điện tử, tình cảm không có ở đây cũng như ở đó.
“Mặc dù có một năm 2022 tàn khốc đối với tiền điện tử xét về mặt tâm lý, nhưng không có gì hứng thú bằng việc chứng kiến một thị trường số hóa hoạt động – tương lai của thế giới mới thay thế cho thị trường tài chính truyền thống”.
Nguồn Cointelegraph
Trader_Z
Các quan điểm và ý kiến được thể hiện bởi tác giả, hoặc bất kỳ người nào được đề cập trong bài viết này, chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và chúng không cấu thành lời khuyên về tài chính, đầu tư hoặc các lời khuyên khác.