Kinh tế bất ổn, lạm phát leo thang, Mỹ có thực sự bước vào thời kỳ suy thoái hay không với khối nợ công lên tới 31.000 tỷ USD.
Năm tài chính khó khăn với nợ công khổng lồ
Tổng nợ công quốc gia của Mỹ đã tăng 8.000 tỷ so với đầu năm 2020, vượt qua mốc 31.000 tỷ USD (số liệu tháng 9/2022). Đây là một trong những bất ổn lớn nhất mà chính quyền ông Joe Biden cần phải khắc phục.
Nhiều ý kiến nghi vấn về việc Mỹ có hay không chính thức bước vào giai đoạn suy thoái, song các nhà lập pháp và chính ông chủ nhà Trắng cũng phủ nhận rằng “nước Mỹ đang ở vị thế tốt nhất mà những quốc gia khác không có”.
Con số nợ công khổng lồ chỉ cách mức trần mà quốc hội quy định là 3.140 tỷ USD, nó giáng đòn trực tiếp vào nền kinh tế đang bất ổn – khi tình hình lạm phát kéo dài, lãi suất cho vay tăng, đồng USD tăng cao chưa từng có.
Tổng thống Joe Biden đã khen ngợi nỗ lực cải tổ kinh tế của chính phủ mình, nhấc tay ký đạo luật giảm lạm phát, đặt thuế doanh nghiệp tối thiểu 15% trong sự nỗ lực kiềm chân lạm phát đang ngày một nổi loạn trong 4 thập kỷ qua.
Và mới đây, con số nợ công dường như đã tạo thành mối lo mới.
Đạo luật mới bao gồm 369 tỷ USD đầu tư vào khí hậu và năng lượng trong đó hơn 300 tỷ USD được dành cho gói khí hậu. Khoản 64 tỷ USD còn lại dành cho việc mở rộng một chính sách theo Luật Chăm sóc sức khỏe hợp túi tiền (Affordable Care Act) để giảm chi phí bảo hiểm y tế.
Đạo luật cũng đặt ra mức thuế suất doanh nghiệp tối thiểu 15% nhằm vào các công ty có doanh thu trên 1 tỷ USD/năm.
Chuyên gia kinh tế Owen Zidar đến từ Princeton cho biết việc lãi suất tiếp tục tăng cao sẽ làm trầm trọng thêm vấn đề nợ công quốc gia và khiến khối nợ đó ngày càng phình to.
“Tôi nghĩ điểm mấu chốt ở đây chính là nếu trước kia bạn không lo lắng gì về khối nợ công thì bây giờ bạn nên lo lắng nhiều hơn nữa”, Zidar nói.
Văn phòng Ngân sách Mỹ đã công bố báo cáo về nợ công của Mỹ, cảnh báo rằng nếu trong vòng 30 năm mọi chuyện không được xử lý thì khoản nợ ngày một lớn sẽ khiến nền kinh tế hàng đầu thế giới gặp nguy nan.
Ủy ban Vì một ngân sách liên bang trách nhiệm Mỹ (CRFB) ước tính các chính sách mới của chính quyền ông Biden có thể khiến ngân sách Mỹ thâm hụt 4.800 tỷ USD trong giai đoạn năm 2021-2031.
Chủ tịch Ủy ban Ngân sách Liên bang – Maya MacGuineas tuyên bố: “Đây là một kỷ lục không ai nên tự hào. Trong 18 tháng qua, chúng tôi chứng kiến từng bước đi của lạm phát, nó đang ở mức cao nhất trong vòng 40 năm qia, lãi suất được tăng lên nhằm chống lại rủi ro lạm phát”.
Mỹ đã phải mất 200 năm để gánh khoản nợ nghìn tỷ USD lần đầu tiên, con số này tăng lên theo mỗi quý. Lãi suất cao có thể khiến Mỹ phải thanh toán thêm 1.000 tỷ USD tiền lãi trong thập kỷ này.
Trong tương lai gần, khi chính phủ tăng mức chi tiêu, họ sẽ phải trả giá ngay sau đó.
Lạm phát 8,3% kéo dài nỗi sợ của nước Mỹ
Tỷ lệ tín nhiệm đương kim Tổng thống
Theo khảo sát vào hồi tháng 9/2022, tỷ lệ ủng hộ Tổng thống Mỹ Joe Biden ở mức 45%, tăng 3% so với tháng Tám vừa qua.
Tỷ lệ cử tri được hỏi không ủng hộ cách điều hành của nhà lãnh đạo này là 52% (giảm 3% so với cuộc thăm dò trước). Đây được xem là tin tích cực đối với đảng Dân chủ trước thềm bầu cử giữa nhiệm kỳ diễn ra vào tháng 11 tới đây.
Nếu đảng Dân chủ tiếp tục nắm quyền kiểm soát Thượng Viện và Hạ Viện có thể gây ra một cuộc chiến liên quan đến vấn đề trần nợ công giữa 2 đảng Dân chủ và Cộng hòa.
Trong bối cảnh nước Mỹ tiến đến gần với thời kỳ suy thoái, FED thừa nhận nguy cơ này ngày càng lớn và có thể bùng phát bất kỳ lúc nào.
Theo đánh giá khách quan, nền kinh tế lớn nhất thế giới giảm mạnh nhưng tỷ lệ lao động vẫn là điểm sáng. Nhiều chuyên gia nêu quan điểm, nếu kinh tế Mỹ thực sự xảy ra suy thoái, đó sẽ không phải là một cuộc suy thoái sâu như lịch sử 2008 đã từng.
Trader_Z
Các quan điểm và ý kiến được thể hiện bởi tác giả, hoặc bất kỳ người nào được đề cập trong bài viết này, chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và chúng không cấu thành lời khuyên về tài chính, đầu tư hoặc các lời khuyên khác.