Hiện tại, có lẽ Lebanon đang đứng trước nguy cơ “ thiếu điện ” nghiêm trọng nhất, mất điện toàn quốc, cả nước rơi vào thời khắc “đen tối”. Theo Đài Truyền hình Quốc gia Lebanon (LBCI), lưới điện của Lebanon đã bị ngắt hoàn toàn và cả đất nước chìm trong bóng tối.
Ngoài ra, Ấn Độ, với dân số 1,3 tỷ người, đang đứng trước bờ vực của một cuộc khủng hoảng năng lượng. Gần 60% nhà máy nhiệt điện than của Ấn Độ có thể ngừng sản xuất bất cứ lúc nào do thiếu than; hạn hán nghiêm trọng của Brazil đã dẫn đến sụp đổ thủy điện và một số nước châu Âu cũng đang phải đối mặt khủng hoảng năng lượng.
Câu hỏi đặt ra là tại sao trên thế giới lại đột ngột thiếu điện trầm trọng vào năm 2021?
Tình trạng thiếu điện bao trùm khắp thế giới
Làn sóng “cắt điện” dường như đang lan rộng khắp thế giới.
Ấn Độ, với dân số 1,3 tỷ người, đang bên bờ vực của một cuộc khủng hoảng năng lượng. Dữ liệu mới nhất do Cơ quan Điện lực Trung ương Ấn Độ (CEA) công bố cho thấy, trong số 135 nhà máy nhiệt điện than ở Ấn Độ, 17 nhà máy đã cạn kiệt nhiên liệu, trong khi 63 nhà máy khác chỉ có thể giữ trữ lượng than không quá 2 ngày. Có nghĩa là gần 60% nhà máy điện than ở Ấn Độ có thể ngừng sản xuất bất cứ lúc nào do thiếu than.
Sản xuất điện từ than chiếm hơn 70% cơ cấu điện của Ấn Độ, một khi số lượng lớn các nhà máy nhiệt điện ngừng hoạt động, lưới điện Ấn Độ sẽ phải chịu áp lực nặng nề. Khi đó, chính phủ có thể giảm điện cung cấp cho các doanh nghiệp sử dụng nhiều năng lượng và các tòa nhà dân cư, hoặc cả nước sẽ phải “hạn chế điện năng”.
Bộ trưởng Điện lực Ấn Độ Raj Kumar Singh cho biết do tình trạng thiếu than và nhu cầu tăng vọt sau dịch bệnh, Ấn Độ có thể phải đối mặt với tình trạng thiếu điện kéo dài tới 6 tháng.
Ngoài ra, theo báo cáo của Bloomberg, hạn hán nghiêm trọng của Brazil đã dẫn đến sự sụp đổ của ngành sản xuất thủy điện. Nếu lượng nhập khẩu điện từ Uruguay và Argentina không tăng, Brazil có thể buộc phải hạn chế cung cấp điện trên cả nước.
Hiện tại, không chỉ Ấn Độ và Brazil đang đối mặt với nguy cơ “thiếu điện” mà nghiêm trọng nhất là Lebanon, quốc gia bị mất điện trên toàn quốc và khiến đất nước chìm vào thời khắc “đen tối”. Theo Đài Truyền hình Quốc gia Lebanon (LBCI), lưới điện của Lebanon đã bị ngắt hoàn toàn và cả đất nước chìm trong bóng tối, đặc biệt là sau khi nguồn cung cấp dầu diesel tại các nhà máy điện al Zahrani và Deir Ammar cạn kiệt.
Công ty Điện lực Quốc gia Lebanon cho biết họ đang cố gắng nhập khẩu nhiên liệu từ Iraq, và lô nhiên liệu mới nhất dự kiến sẽ đến tay khách hàng vào tuần tới. Công ty Điện lực Nhà nước Lebanon cũng sẽ cố gắng tạm thời sử dụng lượng nhiên liệu dự trữ của quân đội để khởi động lại nhà máy điện, nhưng kế hoạch này vẫn chưa được thực hiện.
Ngoài ra, một số nước châu Âu cũng đang phải đối mặt với tình thế tiến thoái lưỡng nan vì thiếu điện. Công ty Điện lực Quốc gia Anh ngày 7/10 cho biết, nguy cơ mất điện tại các nhà máy và nhà dân của Anh trong mùa đông năm nay đã tăng lên. Báo cáo cho biết, mặc dù hệ thống điện có đủ dự trữ, nhưng tình hình hiện tại còn tồi tệ hơn dự đoán vào tháng 7, một phần do hỏa hoạn trên tuyến cáp cao thế xuyên biển nhập khẩu từ Pháp. Người ta ước tính rằng việc cung cấp điện qua cáp sẽ được khôi phục ít nhất là một nửa vào tháng 3 năm sau. The Guardian, kể từ đầu năm nay, 12 nhà cung cấp điện đã đóng cửa và dự kiến sẽ có thêm nhiều nhà cung cấp rơi vào tình trạng mất khả năng hoạt động vào cuối năm nay.
Trong bối cảnh khủng hoảng thiếu điện, giá điện ở châu Âu đã tăng vọt lên cao ngất ngưởng. Tại Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, giá điện bán buôn trung bình trong tháng 9 cao gấp khoảng 3 lần so với 6 tháng trước, ở mức 175 euro / MWh; giá điện bán buôn của Hà Lan là 74,15 euro / MWh, cao hơn 4 lần so với thời điểm tháng 3; giá điện ở Anh đạt mức cao kỷ lục 183,84 euro/MWh.
Đối mặt với lượng điện quá đắt như vậy, các ngành công nghiệp tiêu thụ nhiều năng lượng như thép và công nghiệp hóa chất không còn đủ khả năng chi trả. Một số nhà máy đã buộc phải cắt giảm sản xuất hoặc thậm chí đóng cửa. Việc tiếp theo có thể gây ra một loạt các phản ứng dây chuyền, hoặc gây nguy hiểm cho việc sản xuất và cung cấp các nhu cầu thiết yếu hàng ngày.
Theo số liệu mới nhất do Cục Thống kê Quốc gia Vương quốc Anh công bố, trong hai tuần qua, khoảng 8 triệu người ở Anh đã không thể mua sắm nhu yếu phẩm hàng ngày, và gần 1/4 số người Anh cho biết rằng hàng hóa thiết yếu cũng rất khó mua.
Tại sao thế giới thiếu điện?
Đối mặt với tình trạng thiếu điện như vậy, mùa đông tới có thể rất khó khăn và mức độ của cuộc khủng hoảng năng lượng có thể còn trầm trọng hơn.
Theo mô hình của Bloomberg sử dụng dữ liệu khí tượng, các dự báo cho khu vực Tây Bắc Châu Âu cho thấy nhiệt độ trong tuần này sẽ thấp hơn bình thường và sau đó từ ngày 8/11, nhiệt độ sẽ thấp hơn bình thường. Thời tiết lạnh giá có thể ở mức kỷ lục. Và phản ứng dây chuyền liên tục sẽ đẩy thị trường sụp đổ.
Vậy câu hỏi đặt ra là tại sao năm 2021 lại đột ngột xuất hiện tình trạng thiếu điện trầm trọng như vậy?
Có lẽ nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng thiếu điện ở châu Âu là do cuộc cải cách năng lượng sạch quá lớn. Tính đến năm 2020, năng lượng sạch tái tạo của châu Âu đã tạo ra 38% điện năng của EU, lần đầu tiên trong lịch sử nguồn năng lượng tái tạo vượt qua nhiên liệu hóa thạch, trở thành nguồn điện chính của châu Âu. Tuy nhiên, năng lượng gió, năng lượng mặt trời và khí tự nhiên không thể sản xuất đủ điện để đáp ứng nhu cầu một cách liên tục và ổn định. Đặc biệt, khí tự nhiên ở châu Âu phụ thuộc nhiều vào nguồn cung của Nga và rất dễ bị tổn thương. Hơn nữa, trong thời kỳ hậu dịch bệnh, nhu cầu sản xuất tăng vọt xuất hiện trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau ở châu Âu, và nhu cầu về điện tăng mạnh, điều này đã làm tăng khó khăn trong việc cung cấp điện.
Tại Ấn Độ và Lebanon, tình trạng thiếu than là nguyên nhân chính gây ra tình trạng thiếu điện.
Hiện tại, ở Ấn Độ, sản xuất nhiệt điện từ than vẫn chiếm hơn 70% nguồn cung, tuy nhiên, nguồn cung than trong nước thiếu hụt nghiêm trọng. Những tháng qua, nhu cầu sử dụng điện tại nước này tăng vọt theo sau đà phục hồi của nền kinh tế sau đại dịch Covid-19. Bên cạnh đó, mùa mưa lũ kéo dài bất thường khiến việc khai thác gặp khó khăn. Ngoài ra, giá than nhập khẩu trên thị trường quốc tế tăng mạnh gây khó khăn cho việc nhập khẩu than của các công ty Ấn Độ.
Indonesia là quốc gia cung cấp than nhập khẩu quan trọng cho Ấn Độ. Giá nhập khẩu than trong tháng 3 vào khoảng 60 USD / tấn, đến tháng 9, giá mỗi tấn đã tăng lên 200 USD.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) bày tỏ quan điểm về cuộc khủng hoảng năng lượng và nhận định rằng với sự phát triển ngày càng sâu rộng của quá trình toàn cầu hóa, khu vực bị ảnh hưởng bởi sự thiếu hụt nguồn cung năng lượng trên toàn thế giới này sẽ ngày càng rộng hơn. Vấn đề này không thể được giải quyết trong một sớm một chiều. Hiện nay, khi tình hình dịch bệnh vẫn chưa dịu hoàn toàn, các cuộc khủng hoảng chuỗi cung ứng có thể sẽ tiếp tục làm trầm trọng thêm vấn đề khủng hoảng năng lượng.