Vào tháng 12 vừa qua, tỷ lệ lạm phát của đồng Krona Thụy Điển (SEK) đã đạt mức cao nhất trong vòng 29 năm trở lại đây, theo sau xu hướng gia tăng lạm phát toàn cầu và tỷ lệ lạm phát 7% tại Mỹ.
Tỷ lệ lạm phát tại Thụy Điển cao kỷ lục trong vòng 29 năm
Lạm phát đang trở thành “bóng ma” đe dọa nhiều nền kinh tế trên thế giới. Vào ngày 12 tháng 1, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã báo cáo lạm phát chỉ số giá tiêu dùng của đồng Krona Thụy Điển (SEK) trong tháng 12 đã tăng 4,1%, tăng mạnh so với tỷ lệ lạm phát 3,6% ghi nhận trong tháng 11.
Kể từ tháng 12 năm 1993, đây là lần đầu Thụy Điển ghi nhận mức lạm phát cao đến vậy.
Cục Thống kê Thụy Điển SCB đã có báo cáo cho thấy, tỷ lệ lạm phát cao hơn so với kỳ vọng của thị trường và chênh lệch lớn so với tỷ lệ 2% được Ngân hàng Trung ương Thụy Điển (Riksbanken) đặt ra trước đó.
Nguyên nhân chính khiến tỷ lệ lạm phát tăng cao như vậy là do sự gia tăng của chi phí năng lượng, bên cạnh đó, một số yếu tố ảnh hưởng đáng kể đến tỷ lệ lạm phát là: Chi phí thực phẩm, quần áo và giao thông vận tải tăng.
Tỷ lệ lạm phát đã xuống 0 vào năm 2020
Trong vài năm gần đây, tỷ lệ lạm phát ở Thụy Điển đã giữ ở mức tương đối thấp. Yếu tố này khiến Ngân hàng Trung ương Thụy Điển đưa ra chính sách tiền tệ nới lỏng nhằm duy trì tỷ lệ lạm phát ở quanh mức 2%.
Đồng Krona chịu áp lực lớn dẫn đến khủng hoảng Corona. Chính vì vậy, trong cuộc khủng hoảng năm 2020, tỷ lệ lạm phát có thời điểm đã gần đạt 0, đặc biệt, trong tháng 5 năm 2020, con số này thực sự đã chạm mức 0%.
Vào đầu năm 2021, tỷ lệ lạm phát bắt đầu tăng và giữ ở mức trên 1,5% trong 10 tháng đầu, từ tháng 11 đến tháng 12, con số này tăng thêm 1,3%.
Nguyên nhân chính gây nên áp lực lạm phát đến từ chi phí năng lượng tăng cao.
Nguyên nhân tiếp theo gây gia tăng tỷ lệ lạm phát trong tháng 12 đến từ chi phí giao thông vận tải và cuối cùng là quần áo.
Tuy nhiên vào tháng 12, chi phí nhiên liệu tại Thụy Điển đã giảm.
Nếu không tính giá năng lượng, vào tháng 12, tỷ lệ lạm phát đạt 1,7% – giảm 0,2 so với tháng 11.
Các ngân hàng trung ương cho rằng đây là mức tạm thời
Đại diện của Ngân hàng Thương mại Thụy Điển cho biết, Ngân hàng Trung ương Thụy Điển (Riksbank), song song với Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) vẫn đang đẩy mạnh lập luận rằng mức lạm phát ghi nhận hiện tại chỉ là tạm thời, mặc dù con số này đang cao hơn kỳ vọng.
Bên cạnh “bóng ma” lạm phát, những bước đi phức tạp của Covid-19 tại nhiều quốc gia, cùng việc gián đoạn chuỗi cung ứng cho thấy tương lai của nền kinh tế trong ngắn hạn vô cùng mịt mù.
Trong khi đó, vào tháng 12, tỷ lệ lạm phát trung bình hàng năm ở khu vực đồng Euro tăng 5%, tăng nhẹ so với mức 4,9% ghi nhận trong tháng 11.
Cũng với Liên minh châu Âu (EU), chi phí năng lượng tăng 26% so với cùng kỳ năm trước, tạo sức ép cho lạm phát gia tăng.