Wash trade là hành vi giao dịch phi pháp nhưng rất khó để phát hiện cũng như không nhiều nhiều người hiểu rõ về khái niệm này. Trong bài viết dưới đây, Vimoney sẽ sẽ giúp người đọc tìm hiểu giao dịch wash trade là gì cũng như ví dụ và những đặc điểm cần lưu ý về giao dịch này.
Wash trade là gì?
Giao dịch wash trade hay wash trading – lũng đoạn thị trường là tên gọi của một phương pháp mà trong đó người giao dịch thực hiện mua và bán một cổ phiếu với mục đích cung cấp thông tin sai lệch cho thị trường. Trong một số trường hợp, giao dịch wash trade được thực hiện bởi một nhà giao dịch và một môi giới thông đồng với nhau. Đôi khi, giao dịch wash trade lại được thực hiện bởi chỉ một nhà đầu tư đóng vai người mua và cả người bán cổ phiếu.
Trong wash trade, đối tượng thao túng giá thực hiện bán và mua lại cùng một cổ phiếu để tạo giao dịch và làm tăng/giảm giá cổ phiếu nhưng không làm thay đổi quyền sở hữu cổ phiếu đó hoặc làm thay đổi nhưng thay đổi trong một nhóm nhà đầu tư có liên quan chặt chẽ với nhau.
Trong lĩnh vực cố phiếu, trước khi bị cấm vào thập niên 30 của thế kỉ trước, giao dịch wash trade từng là cách thức phổ biến để những kẻ thao túng thị trường tạo ra tín hiệu sai lệch về độ hấp dẫn của một cổ phiếu nhằm đẩy giá trị của nó lên cao. Sau đó, những kẻ thao túng thị trường này sẽ kiếm lời bằng cách mở vị thế bán trên cổ phiếu này.
Theo qui định của Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Tương lai (CFTC), những bên môi giới cũng bị cấm kiếm lời từ những giao dịch wash trade, cho dù họ có thừa nhận là họ không hề biết dự định của những người giao dịch. Bởi vậy, những bên môi giới phải thực hiện thẩm định khách hàng của mình để đảm bảo việc họ mua cổ phiếu của một công ty vì những quyền lợi của chủ sở hữu thông thường.
Tại Việt Nam, giao dịch wash trade đang ngày đang ngày càng tinh vi, thông thường, một nhóm các nhà đầu tư sẽ mở nhiều tài khoản tại các công ty khác nhau để thực hiện giao dịch mua bán, tạo ra xu hướng giá giả và kiếm lợi nhuận từ việc tham gia của nhà đầu tư hay còn gọi là hình thức lùa gà.
Vụ bê bối LIBOR (LIBOR Scandal) là một ví dụ điển hình về giao dịch wash trade. Vụ việc liên quan đến một kế hoạch của các chủ ngân hàng tại nhiều tổ chức tài chính lớn nhằm thao túng tỉ giá liên ngân hàng London (LIBOR) nhằm đạt được mục đích lợi nhuận.
Sở Thuế vụ (IRS) ở Mỹ coi wash trade là bất hợp pháp và cấm mọi nhà đầu tư tham gia vào bất kỳ giao dịch nào và yêu cầu yêu cầu người nộp thuế không được khấu trừ những khoản lỗ từ giao dịch wash trade.
Nhận biết giao dịch wash trade như thế nào?
Nhà đầu tư có thể quan sát biến động trên biểu đồ để nhận biết giao dịch wash trade. Dấu hiện dễ dàng nhận thấy nhất là biểu đồ nằm như một đường thẳng trong khoảng thời gian dài, đồng thời, khối lượng giao dịch cũng tương đồng nhau. Khi doanh nghiệp không có tin tức gì mới nhưng giá cả vẫn tăng hay giảm đều đặn cũng là một dấu hiện để đánh giá cổ phiếu đó đang bị thao túng.
Một số doanh nghiệp dễ rơi vào wash trade:
– Doanh nghiệp có một số cổ đông lớn là cá nhân bởi họ nắm giữ lượng lớn cổ phiếu và thanh khoản đủ để thao túng biến động cung cầu trên thị trường.
– Chính lãnh đạo doanh nghiệp cũng có thể tác động đến giá cổ phiếu thông qua một số biện pháp như đăng ký mua bán với lượng lớn cổ phiếu, phát ngôn gây sốc, thực hiện chia, tách cổ phiếu, phát hành thêm cổ phiếu…., trong một số trường hợp lãnh đạo đăng ký mua/ bán nhưng không thực hiện mua bán hoặc thực hiện với tỷ lệ rất nhỏ so với số đăng ký.
– Doanh nghiệp có tài sản cố định thấp, hoạt động kinh doanh sản xuất có vấn đề hoặc lãnh đạo không còn quan tâm đến doanh nghiệp.