Trong lĩnh vực tài chính, đặc biệt là trong các báo cái tài chính thường nhắc đến khái niệm lãi gộp. Vậy, lãi gộp là gì? Hãy cùng Vimoney tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Tìm hiểu khái niệm lãi gộp là gì?
Lãi gộp được hiểu là lợi nhuận có được sau kinh doanh, khoản chênh lệch giữa doanh thu và chi phí bỏ ra. Hiểu một cách đơn giản, lãi gộp bằng với doanh thu trừ đi vốn kinh doanh bỏ ra ban đầu.
Lãi gộp của doanh nghiệp sản xuất chính là sự chênh lệch giữa doanh thu và chi phí sản xuất hàng hóa. Còn lãi gộp của doanh nghiệp nhập hàng về bán là sự chênh lệch giữa doanh thu thuần và số tiền bỏ ra nhập hàng.
Ví dụ như sau: Một doanh nghiệp sản xuất ra 10000 lọ thủy tinh, giá mỗi lọ bán ra là 10.000 đồng. Như vậy, tổng số tiền doanh nghiệp này thu về sẽ là 10.000x 10.000 = 100.000.000. Chi phí mua nguyên liệu, sản xuất hết 20.000.000 đồng. Như vậy, lãi gộp doanh nghiệp thu về là 100.000.000 – 20.000.000 đồng = 80.000.000 đồng.
Công thức tính lãi gộp
Lãi gộp được tính bằng công thức đơn giản như sau:
Lãi gộp = Doanh thu – Chi phí vốn hàng kinh doanh
Trong trường hợp doanh thu thuần được áp dụng thay doanh thu, công thức lãi gộp được tính như sau:
Hệ số biên lợi nhuận gộp (%) = lợi nhuận gộp/doanh thu thuần
Lưu ý một số vấn đề sau:
- Trong một vài trường hợp, lãi gộp bằng với doanh thu thuần – chi phí hàng tháng của hàng hóa. Trong đó, doanh thu thuần được hiểu là khoản doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ có được sau khi khấu trừ tất cả các khoản giảm trừ doanh thu như, gồm có chiết khấu thương mại, giảm giá sản phẩm, sản phẩm bán bị trả lại.
- Kết quả của các hoạt động kinh doanh được tính bằng lợi nhuận gộp thay cho doanh thu thuần – chi phí.
- Về bản chất, lãi gộp và lãi ròng là một.
Tỷ lệ lãi gộp là gì?
Tỷ lệ lãi gộp còn được gọi là tỷ suất lợi nhuận gộp hay hệ số biên lợi nhuận gộp. Nó được hiểu là tỷ lệ tổng lợi nhuận nhưng được thể hiện dưới dạng phần trăm doanh thu (%).
Khái niệm về tỷ lệ lãi gộp giúp chúng ta biết được một số vấn đề như:
- Tổng lợi nhuận của doanh nghiệp sau khi trừ đi tất cả các khoản chi phí;
- So sánh tỷ lệ lãi gộp qua các năm một cách dễ dàng.
Tỷ lệ lãi gộp được tính theo công thức: Tỷ lệ lãi gộp % = lãi gộp/doanh thu
Ví dụ:
– Lãi gộp của một doanh nghiệp trong năm 2020 là 50 tỷ, doanh thu 250 tỷ. Như vậy, tỷ lệ lãi gộp (%) = 50/250= 20%.
– Lãi gộp của doanh nghiệp này trong năm 2021 là 70 tỷ, doanh thu 500 tỷ. Như vậy, tỷ lệ lãi gộp (%) = 70/500 = 14%
Như vậy, năm 2020, doanh thu của doanh nghiệp tăng gấp 2 nhưng lợi nhuận giảm. Do đó, doanh nghiệp cần cải thiện tình hình kinh doanh của mình.
Lãi gộp, tỷ lệ lãi gộp có ý nghĩa gì?
Lãi gộp và tỷ lệ lãi gộp mang nhiều ý nghĩa, thể hiện qua các khía cạnh sau:
Giúp đánh giá doanh nghiệp
Lãi suất gộp sẽ giúp các doanh nghiệp nắm được một số vấn đề như:
- Tình hình kinh doanh của doanh nghiệp đang lãi hay lỗ;
- Đánh giá, điều chỉnh kế hoạch kinh doanh, vận hành sản xuất, nhân sự
- Các doanh nghiệp bất động sản có thể kiểm soát tỷ lệ sinh lời của sản phẩm, từ đó đề ra mục tiêu, hướng phát triển.
Đánh giá lĩnh vực kinh doanh
- Khái niệm lãi gộp giúp nắm rõ nhu cầu của thị trường mà bạn đang đầu tư. Nói cách khác, lãi gộp càng nhiều, sản phẩm lại được quan tâm và có nhu cầu càng lớn. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể đề ra mục tiêu cũng như định hướng phát triển cho mình.
- Doanh nghiệp cần điều chỉnh kế hoạch nếu nhận thấy lãi gộp giảm để có thể phát triển bền vững, thu được lợi nhuận cao nhất.
- Đối với bất động sản – lĩnh vực có nhiều phân khúc như đất nền, chung cư, nhà phố… có thể thông qua lãi gộp để biết loại hình đầu tư nào đang được yêu thích, tính thanh khoản cao, sinh lợi nhuận lớn nhất.
So sánh với các đối thủ cùng ngành
Lãi gộp giúp doanh nghiệp có cái nhìn toàn diện về doanh thu của mình với các đối thủ cùng ngành. Từ đó đưa ra cách thức kinh doanh phù hợp, tăng tính cạnh tranh, lợi nhuận cao.
Lợi ích của lãi gộp trong kinh doanh
Với doanh nghiệp, hệ số biên lợi nhuận gộp lớn hơn đối thủ cho thấy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hiệu quả, các khoản chi phí được kiểm soát tốt. Các nhà đầu tư sẽ dựa vào yếu tố này để nhận định tình hình công ty và quyết định có hợp tác hay không.
Xây dựng chiến lược kinh doanh: Trường hợp các khoản chi phí sản xuất gần bằng hoặc cao hơn doanh thu, doanh nghiệp nên giảm vốn. Ngoài ra, để tăng doanh thu tối đa, cần giảm trừ các chi phí sản xuất hàng hóa.
Nếu nắm và hiểu rõ về lãi gộp, các doanh nghiệp có thể kiểm soát được toàn bộ các khoản phí vàđưa ra quyết định thay đổi phù hợp, giúp doanh thu được gia tăng một cách hiệu quả.