Các quan chức đến từ FED đều nhất trí rằng cuộc họp đầu tháng 6 sẽ thảo luận trọng điểm “tăng lãi suất” lên mức gần như cao nhất trong 40 năm để kìm hãm lạm phát.
FED mạnh tay thế nào trong cuộc chiến lạm phát?
Bày tỏ rõ quan điểm nghiêm túc về cuộc chiến chống lạm phát, các quan chức đến từ FED đều nhất trí rằng nhiều khả năng FED sẽ tăng trần lãi suất lên mức cao nhất – có thể là mức ấn tượng nhất lịch sử trong 40 năm trở lại đây.
Cùng với đó, các nhà hoạch định chính sách đồng ý rằng, sau hàng loạt các đợt tăng lãi suất, họ càng có thêm số liệu để đánh giá những ảnh hưởng của lạm phát tới ngân hàng trung ương, hành động tăng lãi suất liệu có khiến tình hình kinh tế tăng trưởng chậm hay không?
Cuộc họp tháng 5 chứng kiến FED tăng lãi suất ngắn hạn lên 50 điểm cơ bản – gấp đôi so với dự đoán. Biên bản cuộc họp của FED cho thấy nhiều lãnh đạo của FED đồng ý rằng việc tăng 50 điểm cơ bản là “hoàn toàn phù hợp”.
Ngay cả Chủ tịch Jerome H.Powell cũng đã đưa ra luận điểm trong tháng 6, có thể mức tăng này sẽ lên nửa điểm nữa.
FED nên tích cực hơn nữa trong quá trình nâng lãi suất cơ bản lên mức cao đủ để “đuổi” lạm phát mà không khiến tăng trưởng kinh tế bị kìm hãm. Các quan điểm lạc quan khẳng định rằng, những bước đi mạnh dạn của FED sẽ khiến tình hình lạm phát lạc quan ở con số 2,4% trong cuối năm 2022.
Tuy nhiên, đi ngược lại với điều đó, các nhà chính sách lên tiếng về việc FED đang thắt chặt tín dụng quá nhanh khiến thị trường tiêu thụ đi chậm lại, thị trường chứng khoán sụt giảm sâu sau cuộc họp của FED.
Ví dụ cụ thể, sau cuộc họp thắt chặt hơn nữa lãi suất cho vay tín dụng và vay mua nhà, doanh thu bất động sản giảm mạnh, sản lượng hàng hóa cũng không phải là con số khả quan. Song hành động cấp thiết trong thời điểm này là phải kiềm chế lạm phát.
Chủ tịch FED chi nhánh Atlanta – ông Raphael Bostic chỉ ra rằng kể từ cuộc họp tháng 6 của FED sẽ nhìn lại và xem xét việc có hay không tiếp tục tăng lãi suất vào tháng 9/2022.
Loretta Mester – Chủ tịch FED chi nhánh Cleveland, trong trường hợp “chúng ta nhìn thấy minh chứng cho việc lạm phát thoái lui, FED có thể giảm gia tốc của mình, có thể là 24 điểm cơ bản”. “Nhưng chúng ta không thể kiềm chế được lạm phát, việc tăng tốc tăng lãi suất là điều cần thiết”, Loretta Mester nhấn mạnh.
Liều thuốc nào đủ mạnh để khiến lạm phát thoái lui?
Trong biên bản cuộc họp của FED mới được công bố, nhiều quan chức khẳng định rằng dữ liệu lạm phát trong những tháng gần đây đã trở thành áp lực lên thị trường chung, mọi chuyện có thể sẽ không quá tồi tệ, họ tin rằng quá sớm để khẳng định tình hình lạm phát đã đạt đỉnh để đến cấp độ suy thoái.
Các quan chức FED đồng thuận: “Nền kinh tế Mỹ vẫn đang rất mạnh, thị trường lao động tích cực, lạm phát đã vượt quá xa so với con số ưa thích của FED là 2%”.
Họ đánh cược vào ván bài kinh tế, họ tin rằng sức mạnh tiềm tàng của kinh tế Mỹ sẽ khiến nó vượt qua được bài kiểm tra lãi suất ngặt nghèo hiện tại, sẽ không có tình trạng thiếu lao động hay suy thoái kinh tế.
Nhiều ý kiến quyết định trong tháng 6, lãi suất cơ bản sẽ tăng thêm 50 điểm cơ bản đẩy phạm vi lãi suất từ 0,75% đến 1%. Đồng thời FED sẽ cân đối lại bảng kế toán bị phình to gần 9.000 tỷ USD – tăng gấp đôi kể từ sau đại dịch Covid-19.
Trong thời kỳ đại dịch, FED đã mạnh dạn giữ lãi suất cơ bản gần bằng 0, mua vào khoảng 4.500 tỷ USD trái phiếu kho bạc và chứng khoán thế chấp có đảm bảo (MBS – Mortgage Backed Security) để giữ chi phí cho vay thấp nhất có thể.
Ông Powell cho biết FED sẽ tăng lãi suất lên đủ cao để hạ nhiệt lạm phát, nhiều nhà hoạch định chính sách kỳ vọng nước Mỹ sẽ bước vào gia đoạn có tốc độ tăng lãi suất mạnh nhất trong 40 năm.
Trong phiên điều trần trước đó, chủ tịch FED Jerome H.Powell cho rằng giấc mơ về một cú “Soft-landing” thật khó khi mà tình hình lạm phát gia tăng cùng với sự suy yếu kinh tế thế giới có thể trở thành vật cản chân FED. Cùng quan điểm đó, các nhà kinh tế cũng đồng quan điểm rằng, nền kinh tế Mỹ khó mà “hạ cánh an toàn” trong bối cảnh hiện tại.
Trong tuần qua, S&P500 phản ứng nhạy cảm với những hành động và tuyên bố của FED với mức giảm trong 7 tuần liên tiếp. Chỉ số chứng khoán rơi vào vùng đỏ – giảm gần 20% so với mức tăng đỉnh điểm. Nhóm cổ phiếu vốn hóa siêu khủng không đủ lực để kéo toàn sàn ổn định.
Chủ tịch FED đặt câu hỏi: “Chúng ta có thể thực hiện thành công soft-landing hay không – nó phụ thuộc vào các yếu tố mà chính chúng ta cũng đang chưa biết cách kiểm soát”.
“Những sự kiện chính trị lớn đang diễn ra sẽ đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế toàn cầu trong vài năm tới thậm chí còn lâu hơn những gì chúng ta dự kiến”, ông Powell nhấn mạnh.
Zoe (Nguồn AP/GMT+7; 2:20 AM; 26/5/2022)