Các ngân hàng Trung ương tin rằng nền kinh tế sẽ ổn định nếu tỷ lệ lạm phát được giữ ở mức ổn định.
FED mất kiểm soát
FED đã mất kiểm soát khi để chỉ số CPI trong tháng 3 tăng lên mức 8,5% – mức tăng cao chưa từng thấy từ năm 1981 đến nay.
Gần 1/5 người dân Mỹ nói rằng lạm phát là một trong những điểm nóng cần được xử lý ngay lập tức, trở thành một trog những vấn đề cấp bách hiện nay. Nhằm hạ nhiệt giá xăng dầu, Tổng thống Joe Biden đã giải phóng ngân hàng dự trữ dầu chiến lược, phía Đảng Dân chủ đang tìm cách đổ trách nhiệm về phía xung đột Nga với Ukraine.
Song, khách quan mà nói, ngay cả Cục Dự trữ liên bang cũng đã chậm chân trong cuộc chiến sống còn với lạm phát. Hậu quả đã xảy ra, lạm phát leo thang đạt đến sức nóng đe dọa nền kinh tế sôi động và giàu có trong suốt 40 năm qua.
Điều đáng mừng, với con số như hiện tại, có thể lạm phát sẽ không gia tăng thêm nữa song mục tiêu 2% như mong muốn có thể sẽ cần nhiều thời gian để điều chỉnh.
Kể từ khi xung đột giữa Nga và Ukraine bùng nổ, lạm phát hàng năm ở khu vực đồng Euro đã tăng 7,5%, con số này ở Anh là 7%, nguyên nhân do giá cả hàng hóa tăng vọt, đặc biệt là năng lượng và khí đốt.
Khác với 2 khu vực trên, Mỹ được hưởng lợi nhờ có lượng khí đốt hóa thạch, các mặt hàng chủ lực không mấy ảnh hưởng nhiều. Hơn nữa, thị trường lao động của Mỹ đang tăng tốc với tốc độ trung bình gần 6% – sôi động hơn nhiều lần thị trường lao động châu Âu.
Gói trợ cấp trị giá 1.900 tỷ USD của Tổng thống Joe Biden bổ sung thêm sức mạnh cho nền kinh tế vốn đang đi nhanh trên con đường phục hồi sức mạnh. Sức nóng chi tiêu bùng nổ kích thích GDP tăng trưởng 25%.
Khi Nhà Trắng “sôi sục” đáng ra FED phải ghìm dây cương. Nhưng FED đã không làm.
Sự lưỡng lự trong việc nâng lãi suất cơ bản xuất phát từ dự báo kinh tế sau đại dịch và việc hoạch định lại các chính sách tài khóa.
Đại khủng hoảng 2007-2009 một lần nữa được đưa ra làm minh chứng. Truy vết “cơn bão” ám ảnh tâm trí người dân, trong suốt thời gian đó, túi tiền được FED thắt chặt nhất có thể khiến tốc độ tăng trưởng toàn ngành gặp biến cố.
Tổng giá trị các gói kích thích lên đến hàng nghìn tỷ USD đủ để minh chứng mức độ đáng sợ của cuộc khủng hoảng hàng thế kỷ có một này.
Bằng sự can thiệp của các chính phủ, cuộc khủng hoảng dây chuyền của hệ thống tài chính – tiền tệ thế giới đã bị chặn đứng, đà suy thoái kinh tế cũng bị khuất phục từ giữa năm 2009.
Ngân hàng Trung ương hành động
Sự thay đổi của FED phản chiếu mối quan hệ với các ngân hàng trung ương trên khắp thế giới.
Câu hỏi về một sự thay đổi tái hiện lại một cách đầy thực tế khi trên các giảng đường đại học, điều mà các nhà kinh tế thường nói rằng: Tỷ lệ thất nghiệp trong lạm phát là điều mà ngân hàng trung ương không thể kiểm soát.
Nhiều người đã và đang không hài lòng với việc hoạch định quản lý thu chi, đồng thời bày tỏ mong muốn về những mối quan tâm khác: Biến đổi khí hậu và CBDC?
Tháng 9/2020, FED đã củng cố thêm luận điểm của mình bằng việc không tăng lãi suất cho đến khi tỷ lệ lao động giữ được con số ổn định, đồng thời bảo đảm sẽ không có đường cong lợi suất nào xuất hiện.
Điều này đã nhận được sự ủng hộ nhiệt thành từ các nhà hoạt động “đồng minh”, số còn lại tin vào một thể chế bình quyền.
Ngày 25/4/2022, FED phát đi tín hiệu để ngỏ rằng việc tăng lãi suất nhanh hơn đôi chút là phù hợp với tình hình hiện tại. Mức tăng lãi suất 50 điểm cơ bản sẽ được Cục Dự trữ Liên bang xem xét trong phiên họp vào tháng 5 tới.
FED có nghĩ về nỗi đau kinh tế không?
FED dự kiến tăng lãi suất lên 75 điểm cơ bản – các nhà hoạch định đều cho rằng điều này đủ để hạ nhiệt lạm phát. Một phần xuất phát từ tâm lý lạc quan và những thông báo sau đó của Quỹ liên bang.
Trong 60 năm qua, FED chỉ có 3 lần thắt chặt kinh tế kìm cương lạm phát mà không để tình trạng suy thoái xảy ra. Chưa bao giờ FED để chỉ số lạm phát cao như hiện nay – 8,5%.
Kinh tế Mỹ đang tăng trưởng, nhưng doanh nghiệp nước này cũng gặp nhiều thách thức cả về nhân sự và chi phí.
“Triển vọng tăng trưởng trong tương lai bị lu mờ bởi bất ổn địa chính trị và giá cả tăng cao gần đây”, báo cáo mới của Cục Dự trữ liên bang Mỹ nhận định.
Nền kinh tế Mỹ tạm thu lại để đưa mình vào vòng xoay 3 rủi ro lớn của thế giới: Khủng hoảng an ninh năng lượng châu Âu, Trung Quốc trấn áp Covid-19, Mỹ đối mặt với lạm phát leo thang cùng bài toán tăng trần lãi suất.
Các nước nghèo có thể sẽ phải đánh đổi nhiều thứ từ những quyết sách của FED liên quan đến lãi suất. Họ sẽ ra sao nếu tỷ giá nội tệ giảm, nhu cầu xuất khẩu giảm trong giả thiết suy thoái toàn cầu?
Nhiều nhà phân tích theo quan điểm đồng thuận cho rằng lạm phát sẽ phần nào giúp chính phủ liên bang thu hẹp giá trị của các khoản vay nợ.
Vào khoảng năm 2025, có thể khi Cục Dự trữ liên bang nhìn lại các mục tiêu trong năm tài khóa, Chủ tịch Powell sẽ cần nâng lại mục tiêu của mình, kể cả câu chuyện lạm phát mục tiêu chỉ 2%.
Lạm phát có thể ổn định ở con số mục tiêu 2%, nhưng không có gì là chắc chắn rằng chính sách và lập trường của FED có thể thực hiện được trong bối cảnh thực tế.
Lời hứa không được thực hiện sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Những tổ chức nắm giữ trái phiếu dài hạn bao gồm các ngân hàng trung ương và chính phủ đang sở hữu khối lượng trái phiếu kho bạc trị giá 4.000 tỷ USD có thể bị “tổn thương”.
Zoe (Nguồn The Economist)