Khi gửi tiết kiệm ngân hàng còn có một cách tính gọi là lãi nhập gốc. Theo đó, đến kỳ hạn nhận lãi nhưng khách không đến nhận thì số tiền lãi sẽ được nhập vào gốc rồi đáo hạn, gửi tiết kiệm trong kỳ hạn mới.
Là một hoạt động trong dịch vụ gửi tiết kiệm tại ngân hàng nhưng không phải ai cũng biết lãi nhập gốc là gì cũng như những vấn đề liên quan như công thức tính lãi nhập gốc, ưu điểm của hình thức gửi tiết kiệm này.
Đối tượng áp dụng hình thức lãi nhập gốc
Các sản phẩm tiền gửi bao gồm gửi tiết kiệm không kỳ hạn hay có kỳ hạn đều có thể áp dụng hình thức lãi nhập gốc. Hiểu nôm na, đến thời điểm nhận lãi nhưng khách hàng không đến nhận lãi thì nó sẽ được cộng gộp vào tiền gốc ban đầu và đáo hạn trong kỳ gửi tiết kiệm tiếp theo.
Đối với gửi tiết kiệm không kỳ hạn: Lãi nhập gốc được tính vào những ngày cuối cùng của tháng gửi tiền theo quy định riêng của từng ngân hàng.
Đối với gửi tiết kiệm có kỳ hạn: Tiền lãi đến kỳ hạn nhưng khách không đến nhận và quyết toán sổ tiết kiệm thì ngân hàng sẽ tự động cộng dồn tiền lãi vào tiền gốc rồi đáo hạn trong kỳ hạn mới.
Một trường hợp khác áp dụng hình thức lãi nhập gốc chính là giữa khách hàng và ngân hàng thỏa thuận với nhau từ trước.
Ưu điểm của hình thức tiết kiệm lãi nhập gốc
Hình thức tiết kiệm lãi nhập gốc khá phổ biến và được ưa chuộng bởi một số ưu điểm:
- Việc tính lãi linh hoạt sẽ giúp khách hàng không chỉ tiết kiệm nhiều thời gian mà còn đảm bảo quyền lợi đầy đủ khi mà việc tăng số tiền gốc gửi ban đầu sẽ khiến cho tiền lãi trong kỳ tới sẽ tăng thêm so với kỳ trước.
- Khả năng sinh lời cao.
- Thủ tục đơn giản, nhanh chóng.
- Hỗ trợ giao dịch an toàn.
Công thức tính lãi nhập gốc
Công thức tính lãi nhập gốc cho khách gửi tiết kiệm có kỳ hạn và không có kỳ hạn sẽ khác nhau. Đưa ra một ví dụ cụ thể: Anh Lê Khắc K. gửi tiết kiệm ngân hàng 400 triệu đồng. Nếu anh K. không thực hiện lãi nhập gốc mà gửi số tiền trên với kỳ hạn 12 tháng, mức lãi suất 9%/năm thì sau 1 năm, anh K. nhận về số tiền lãi là:
Tiền lãi = 400 triệu x 9%/12 x 12 tháng = 36 triệu đồng
Công thức tính lãi nhập gốc đối với gửi tiết kiệm không kỳ hạn:
Số tiền lãi = Tổng số dư x số ngày thực tế số dư tồn tại x lãi suất (tháng)/30 ngày
Gốc mới = Dư gốc + số tiền lãi nhập gốc
Công thức tính tiền lãi nhập gốc đối với gửi tiết kiệm có kỳ hạn:
Tiền lãi = Số dư tiền gửi x Thời gian gửi x Lãi suất áp dụng cho thời gian gửi tiền
Gốc mới = Gốc cũ + Tiền lãi
Trường hợp anh K. thực hiện lãi nhập gốc nhưng với kỳ hạn ngắn hơn là 2 tháng với lãi suất 7%/năm.
Như vậy, số tiền lãi nhận được sau kỳ hạn 2 tháng sẽ là: 400 triệu x 7%/12 x 2 = 4,67 triệu đồng.
Sau đó anh K. không nhận lãi kỳ hạn 2 tháng (lần 1) mà để lãi nhập gốc thì số tiền lãi nhận các lần sau là:
Tiền lãi lần 2 = (400 triệu đồng + 4,67 triệu đồng) x 7%/12 x 2 = 4,72 triệu đồng
Tiền lãi lần 3 = (400 + 4,67+ 4,72) x 7%/12 x 2 = 4,78 triệu đồng
Tiền lãi lần 4 = (440 + 4,67+ 4,72 + 4,78) x 7%/12 x 2 = 4,83 triệu đồng
Tiền lãi lần 5 = (440 + 4,67+ 4,72 + 4,78 + 4,83) x 7%/12 x 2 = 4,89 triệu đồng
Tiền lãi lần 6 = (440 + 4,67) x 7%/12 x 2 = 4,95 triệu đồng
Tổng cộng số tiền lãi gửi tiết kiệm kỳ hạn 02 tháng theo phương thức lãi nhập gốc, sau 12 tháng anh K. nhận về 28.84 triệu đồng.
Như vậy, khi gửi tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng cao hơn gửi tiết kiệm kỳ hạn ngắn theo hình thức nhập lãi gốc. Tuy nhiên, nếu lãi suất kỳ hạn 2 tháng và 12 tháng không quá chênh lệch thì số tiền lãi nhận được theo phương thức nhập gốc có thể cao hơn.